Tuesday, August 28, 2012

TỊCH LẶNG THIỀN


28 comments:

Suong Mai said...

SM không có đọc sách báo nghiên cứu gì về Thiền hết, chỉ vì rất thích nét Động và Tĩnh hòa hợp trong tấm hình nên đưa vào đó 4 khổ thơ trình làng. Cám ơn NT trước hết là chia sẻ tấm hình đẹp , sau đó là thơ Tịch Lặng Thiền họa chung với thi sĩ Giồng Ông Tố . Nhờ NT chuyển lời đa tạ dùm bởi không biết gì hơn ngoài cái tên đặc biệt và những dòng thơ còn chờ giải thích.
Thường thì mỗi buổi sáng SM cứ dòm ngó hộp thơ , Trang thơ mà đi làm trễ miết. Hôm nào cần tỉnh táo ở hãng thì bấm cái máy pha chút cà phê loãng nhưng cũng dậy mùi thơm. Cuối tuần ở nhà rảnh rổi hơn sẽ chờ " Cà phê đọng giọt hương Thiền", chao nghiêng hồn thơ cỡ nào thì chưa biết ra sao?

quehuong said...

GIỒNG ÔNG TỐ...GIỒNG ÔNG TỐ.

Chắc chắn là phải chờ Như-Thương giới thiệu Bạn Giồng Ông Tố rồi..

Trong khi chờ NT giới thiệu, QH xin được giơi thiệu Giồng Ông Tố của lịch sử:

Giồng Ông Tố là chợ ở thôn Bình Trưng, tổng An Bình, tỉnh Gia Định (1902). Nay chợ vẫn còn, thuộc quận 2, TP. HCM. Giồng Ông Tố còn là rạch thuộc quận 2, từ rạch Ông Nhiêu chảy vào sông Sài Gòn theo hướng đông tây rồi đổi hướng bắc nam, dài độ 5.630m..

Giồng Ông Tố cũng là tên cầu bắc qua rạch cùng tên, thuộc phường An Phú, quận 2, trên tỉnh lộ 25, dài 46,3m, rộng 7,6m, đã được xây dựng trước 30 – 4 --1975, được nâng cấp năm 1993. Tên rạch (cũng như chợ, cầu) đều do tên giồng mà ra. Có tài liệu cho rằng ông Tố ở đây là Trương Vĩnh Tố, còn ngôi mộ gần chợ Bình Trưng, phường Bình Trưng Tây .

Hiện nay, ở chợ Giồng còn ngôi mộ của ông Trương Vĩnh Tố, ông là một trong những tướng lĩnh của tổ chức "Phản Thanh Phục Minh" bị Triều Đình nhà Thanh truy sát chạy sang nước ta được Chúa Nguyễn cho tỵ nạn vào năm 1679 cùng thời với Mạc Cửu ở Hà Tiên. Ông đã tổ chức cho những cư dân lúc bấy giờ ở đây gồm: người Hoa, người Việt và người gốc Khơ-me của vùng thủy Chân Lạp cũ̉ khai hoang, lập ấp, lập chợ. Từ đó tên Ông Tố gắn liền với địa danh ở đây.

Còn Giồng nghĩa là vùng đất cao bằng phẳng gọi là Giồng.
Trong thơ cổ Gia Định Phong Vịnh Cảnh có viết:

"Coi ngoài rạch bà Nghè
Dòng trắng hay hay tờ quyến trải
Ngó lên Giồng Ông Tố
Cây xanh Mịt Mịt lá chàm bay"


Thien Thanh said...

Thth.không hiểu biết gì về thiền nhưng rất thích những câu tuyệt tác của Như Thương

"Nuí cao biển rộng nối liền hư không"
...

Hư không đi đến phân vân vui buồn.."

Cám ơn nhà thơ NT với bài thơ"Tịch lặng thiền"

Thien Thanh said...

A,Thth.quên là có người bạn Giồng Ông Tố nữa..

Và không quên khen tấm ảnh chụp những cánh hoa sen của NT,tuyệt vời tuyệt vời...

sao... said...

Đồng ý với bạn thơ THIÊN THANH, tấm hình minh họa bài thơ thật chân phương giản dị, gần với ý nghĩa của Thiền mà tuyệt đẹp!
Tuy vậy, tui vốn là một kẻ phàm phu tục tử nên thích cái bàn tay phụ nữ do nó đẹp, nó sống động hơn những cánh sen đã lìa đài. Những cánh sen ấy không phải biểu hiện cho sự tĩnh mà là sự chết, bởi theo tui nghĩa của chữ tĩnh tuy nó không động nhưng vẫn là sống.

Thiệt tình tui chẳng hề biết Thiền là gì nhứt là những ngôn ngữ Thiền không ăn nhập gì với cuộc sống đời thường nên...đành chịu! Không sao hiểu được.
Tui chưa hề biết tác giả Giồng Ông Tố nên xin vô phép chỉ biết dăm ba chữ có...hơi hơi mùi Thiền nên họa lại bài thơ thôi.

TỊCH LẶNG THIỀN

Cafe đọng giọt hương Thiền
Một vầng trăng lặng an nhiên sương mờ
Nghe đời tự tại hồn thơ
Em về thoáng cốc cuối bờ chao nghiêng

Trang kinh in dấu cõi Thiền
Núi cao biển rộng nối liền hư không
Tịnh về lặng lẽ trong lòng
Rỗng rang là chỉ tâm không sắc trần

Lặng nghe từng bước xa gần
Hư không đi đến phân vân vui buồn
Giọt đen sóng sánh nghe chuông
Trang kinh, dòng suối cội nguồn thiện tâm

Vọng tâm là dãy sóng ngầm
Đi về không rõ trầm luân mịt mờ
Trao gì từ thuở ban sơ
Bước chân tỉnh thức chần chờ nẻo xưa


HƯ VÔ RƠI XUỐNG

Tịch nhiên chìm đắm hương Thiền
Lặng tâm tự tại an nhiên khói mờ
vô rơi xuống câu thơ
Không không sắc sắc đôi bờ chao nghiêng

An lòng ai đắm cõi Thiền
Nhiên nhiên tâm tịnh tới miền hư không
Tự dưng ta lại hỏi lòng
Tại người tại ngã mà phong mà trần?

hình sao lại tưởng gần
Ngã hư xin gởi phù vân nỗi buồn
âm vọng lại tiếng chuông
Thường câu kinh tối nghe tuồng thức tâm

Quán Thiền dứt mạch sóng ngầm
Không còn ray rứt động âm tối mờ
Sở cầu từ bước ban sơ
Duyên phần hư ảo ta ngờ đã xưa.

s@...

Phạm Như Thương Bmt said...

Các bạn thơ ơi,

NT mạn phép giới thiệu chút chút về nhà thơ Giồng Ông Tố đến các bạn nhé. Nhà thơ là một người lính Thương Phế Binh và đang "thai nghén" tập thơ đầu tay gồm cả thơ tình và thơ lính và nhất là bút hiệu có liên quan đến địa danh Giồng Ông Tố như bạn thơ Quê Hương dẫn giải. Ngần ấy là điều NT biết được nơi người cầm bút...
Riêng tấm hình NT rất tâm đắc... Cánh sen rơi là Động dẫu hoa sen tượng trưng cho Tĩnh. Bàn tay ngọc trong tư thế rất Tĩnh, nhưng lại là một bàn tay động trong âm thầm của nữ sắc. Thế thì bức hình ấy là Động hay Tĩnh để dẫn đến một bài thơ của hai giòng thơ với hai tác giả khác nhau?
NT chịu thua...

Phạm Như Thương Bmt said...

Trong bài thơ Tịch Lặng Thiền thì tựa đề là của nhà thơ Giồng Ông Tố, khổ thơ thứ nhất và thứ ba là thơ của NT, còn khổ thơ thứ hai và thứ tư là thơ họa của nhà thơ Giồng Ông Tố

sao... said...

Nói về Động và Tĩnh của tấm ảnh theo lý giải của bạn thơ NHƯ THƯƠNG và cảm nhận của SƯƠNG MAI rất đầy ý nghĩa và thuyết phục.

Nhưng...giá như đó là một bức ảnh THẬT!

songkim said...

sk tuy chưa nghiên cứu về Thiền, nhưng qua bạn hữu cho biết thì Thiền rất tốt cho ngưòi tập nó.
Tĩnh lặng rất cần thiết cho cuộc sống đầy năng động và hỗn tạp này. Bây giờ ngoài tịch lặng lại thêm Thiền nữa thì sống lâu trăm tuổi chắc không phải khó.
Bài thơ được kết hợp tư tưỏng bởi hai nhà thơ ( một đã nổi tiếng, một thì chưa hề biết) Người câu trước người câu sau, nhưng sao nó "ăn rơ" quá vậy ta!
Không biết khi Thiền người ta có được suy nghiệm một điều gì không? hay chỉ chú tâm vào hơi thở? anh QH cho bà con biết một tí về Thiền nha anh.

songkim said...

Trong khi đang tìm hiểu về Thiền, sk hay tìm đọc những câu chuyện có tính cách tự "thánh hoá bản thân" để tự sửa mình sao cho bớt tật xấu.
Nên kỳ này sk xin được chia sẻ cùng qúy bạn qua bài viết: “Con tôm”. Của Linh Mục Vũ Đình Tường.
Chúc qúy bạn và gia quyến có được những ngày vui vẻ, mạnh khỏe, bằng an và hạnh phúc bên người thân thương.
sk

Mờ đọc:
Con tôm
Đời tôm thay hình đổi dạng không biết bao nhiêu lần mà kể. Cứ mỗi lần như thế nó phải trải qua ngàn nguy hiểm, vạn gian truân, cực kì đau khổ để trưởng thành thêm một bậc. Không thay da, lột vỏ con tôm chẳng sao lớn được, muốn lớn được con tôm phải chấp nhận đau khổ. Thực ra tôm chẳng có chọn lựa nào khác, trời đã định như thế cứ đến đúng ngày đúng tháng tôm phải lột xác nó không thể cưỡng lại số trời đã định. Cái ngày thay hình đổi dạng càng gần niềm đau sợ của tôm càng tăng. Nhiều lí do đưa đến sợ hãi. Trước nhất là nỗi đau thể xác. Thứ đến là cái nguy hiểm mất mạng khi thay vỏ.
Đau khổ thể xác là điều không thiếu được. Vất đi cái gì mình quý mến, chất chứa nhiều kỉ niệm là điều đau khổ. Tôm không bị cái tâm lí giằng co đó. Nó cảm thấy đau đớn thật sự khi lột bỏ cái vỏ cũ con tôm phải chui ra khỏi cái vỏ đang sống. Trước tiên tôm phải nhịn ăn vài ba ngày trước đó giúp cơ thể còm ốm đi cho việc lột xác dễ dàng. Thứ đến nó phải tìm chỗ an toàn, tránh bị tấn công của địch thù trong thời gian lột xác vì khi lột xác tôm không còn đủ sức lực tấn công kẻ thù, chạy trốn còn chưa đủ sức nói chi đến tấn công. Sau khi chuẩn bị chu đáo, công việc lột xác khởi sự bằng việc lột cho mau chóng cái đầu vuột khỏi cái vỏ cũ. Đầu xuôi thì đuôi lọt. Khó nhất là cái đầu, không đơn giản như ta nhìn thấy cái vỏ chết khô cứng nằm trong lòng ao hồ. Tôm chỉ có một thời gian nhất định để lột xác, nếu lâu quá nó sẽ bị ngộp thở và chết nghẹt vì thiếu không khí. Trong một vài trường hợp tôm tự lượng sức mình không đủ mạnh để lột xác trong thời gian nhất định nó đành hy sinh đôi càng cái, cặp vũ khí cần thiết khi gặp địch thủ. Tôm tìm một kẽ đá nào đó vừa với cái càng, gài cái càng vào gành đá trong tư thế bất thình lình tôm lăn mình thật nhanh thế là cái càng cái rụng ra, và lập lại động tác trên cho chiếc càng còn lại. Sau khi hai chiếc càng bị bẻ gẫy con tôm cong mình thật sát cho đến khi cái vỏ đầu bật ra nơi cần cổ lúc đó cái đầu chui ra. Sau khi lột được cái đầu, tôm căng thảng người ra dùng hết sức bình sinh co dãn bắp thịt bụng và lưng trườn ra khỏi cái vỏ cũ. Việc lột xác coi như xong, lúc này tôm cũng đừ người lệt lả nằm thở thoi thóp trong chốc lác rồi từ từ bò đi trốn tránh nguy hiểm bất ngờ. Thời gian này rất nguy hiểm nếu trong lúc lột xác bị phát giác bởi các loài vật khác thì tôm coi như ngày tàn vì thịt tôm lột mềm mại, ngon nên các con vật khác thích ăn tôm lột. Một món ăn ngon, khoái khẩu lại an toàn không bị chống cự, nguy hiểm. Toàn thân đã lột xong, nghỉ vài ba phút cho lại sức con tôm liền ăn một phần cái vỏ của mình vừa lột ra cho có chất bổ lại sức, phần còn lại nó đem chôn dưới bùn cát và không bao giờ gặp lại cái vỏ cũ đã một thời cưu mang cái thân già.
......

songkim said...

Đau khổ gắn liền với thân phận, không phải con người mới chịu đau khổ mà cả loài vật cũng chung cảnh khổ đau. Nó cũng quằn quại trong đau thương, cũng sợ hãi, cũng chạy trốn và tìm cách làm cho đời bớt đau khổ. Điều ta có thể học được từ loài tôm là một khi đau khổ đã qua đi nó không than van, kể lể cuộc đời cơ cực tôm đã đi qua. Cái vỏ cũ lột ra được chôn vùi trong cát bụi và không bao giờ nhớ đến nữa, dĩ vãng đi vào dĩ vãng, đau khổ đã qua, quên đi mà sống cho đời vui tươi. Tôm sống với hiện tại và hài lòng với hiện tại. Sau khi bẻ mất hai càng cái, vũ khí duy nhất nó có để vừa thủ thân, vừa săn bắt mồi nhưng vì sự sống còn, tôm đành hy sinh chính mình bẻ gẫy càng tự vệ. Tôm phải mất một thời gian dài mới có lại được đôi càng mới, khi đôi càng mới thành tựu thì ngày thay vỏ sắp tới gần kề, ích chi đâu. Liệu lần thay vỏ này tôm có giữ được đôi càng mới hay lại phải bẻ gãy nữa để bảo vệ mạng sống cao quý của chính tôm. Ai biết được nhưng tôm không bao giờ nuối tiếc việc xưa. Khi cần phải hy sinh tôm sẵn sàng hy sinh. Một khi hy sinh xong tôm coi như xự việc đã xong không cần kể lể lập lại điểu đã qua. Tôm sống hồn nhiên với những gì đang có trong người, bằng lòng với số phận đang có và hưởng thự những gì trời ban. Phải chăng con người học được bài học đó thì con người sống hạnh phúc biết bao.
Con người hay nuối tiếc dĩ vãng, nuối tiếc những gì đã qua, người tình cũ, giấc mơ cũ, cảnh vật cũ, những ngày vàng son cũ và ngay cả thành tích cũ. Những cái cũ đó làm cản trở con người, lôi kéo con người nối tiếc sống mơ tưởng trong quá khứ và đau khổ vì hiện tại không bằng quá khứ. Thế rồi thời gian qua đi mười năm sau con người lại nuối tiếc những gì mười năm trước đây, kể lể những gì tốt lành mười năm về trước. Khi kể như thế con người có nhớ mười năm trước đó người kể đã không hài lòng sống lúc đó, bây giờ nhìn lại thấy lúc đó sướng ghê. Nhưng chính lúc đó con người đó không hài lòng. Nuối tiếc vẫn nuối tiếc không bao giờ ngơi. Số khác trái ngược lại luôn mong sống trong tương lai không bao giờ hài lòng với hiện tại. Con người đó cũng đau khổ vì lo lắng tương lai sẽ ra sao. Có khá hơn không hay tệ hơn và lo tìm cách dự trữ, tồn kho những gì đang có trong hiện tại hầu mong hưởng thụ trong tương lai. Ai ngờ được tương lai thay đôi mau quá. Thời đại khoa học kĩ thuật thay đổi một sớm một chiều. Lo không được đành than đời sao lắm đau thương. Người sống trong hiện tại, hưởng thụ những gì đang có trong tầm tay chính là người sướng nhất trong nước trời. Thế giới loài vật sống theo luật tự nhiên và chúng yên vui sống trong hiện tại với những gì chúng đang có.
Đây chính là bài học loài tôm muốn nhắn nhủ chúng ta. hãy cố giắng bỏ qua quá khứ, sông với hiện tại và vui với những ngày đang có trong tay. Đừng sống trong ảo vọng cũng đừng sống trong ước mơ vì mơ mộng thường không có thực, nếu nó thực chúng ta không bao giờ đặt cho nó cái tên là mơ./.

Unknown said...

Không biết khi viết bài thơ nầy có làm NT buồn lòng không? vì PC biết bài thơ Tịch lặng Thiền đã chuyễn đổi thể thơ ban đầu sang lục bát.

PC xin mạo muội khơi lại thể thơ 7 chữ của NT với khổ thơ thứ nhất:

TỊCH LẶNG THIỀN

"Một chút café, một chút Thiền
Anh ngồi nơi đấy hãy An Nhiên
Nhâm nhi một mảnh đời Tự Tại
Sẽ thấy em về thoáng cốc nghiêng"

Trong cõi lòng anh một góc riêng
Em còn ngự trị, vẫn chưa yên
Dù bao năm tháng mình chưa gặp
Bổng chốc quay về, làm sao yên?

Một cánh hoa rơi quấy động thiền
Một bàn tay động hứng hoa thiêng
Đôi khi lắng đọng mà không tịnh
Có lúc Đời quên một chữ Thiền.

Em hãy về đi, một chổ riêng
Ai đem hương khói quấy động thiền
Đời nhau ai buộc bằng giây ái
Giờ bảo cùng nhau: Tịch Lặng Thiền!

PC
(Múa bút cùng thi sĩ một chút nha !)

sao... said...

Ở Việt Nam hôm nay là Rằm tháng bảy, các chùa chiền đều tổ chức đại lễ Vu Lan bồn. Vu-lan còn được hiểu là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo. Lễ này trùng với Tết Trung nguyên của người Hán, và cũng trùng hợp với ngày Rằm tháng 7 Xá tội vong nhân của phong tục Á Đông.

Giá như...giá như...tấm hình Chúc mừng 5 năm tình thân của Trang Thơ kéo dài thêm ít ngày nữa, có lẽ tui sẽ xin phép Trang Chủ mượn đóa hồng lộng lẫy đó tặng cho những người còn diễm phúc có Mẹ trên đời để cài trên áo.

Bông Hồng cài áo

Phạm Như Thương Bmt said...

Bạn thơ Phượng Các ơi,

Quả thật là khổ thơ đầu của NT đã được NT chuyển thể sang lục bát, thế thì giữa hai thể thơ lục bát và thất ngôn ấy, NT có lộ ra cái vụng về không nhỉ?

Unknown said...

Như Thương,

PC không dám bình luận gì, chỉ tiếc mấy câu thơ thất ngôn hay quá mà bỏ thì uổng lắm ! vậy thôi mà.
Thế nên làm tiếp mấy câu theo ý thơ về cuộc tình...yêu mà không gặp, xa mà không cách và...giận mà thương !

Phạm Như Thương Bmt said...

"...xa mà không cách và...giận mà thương !..." Thế mới là Tình Yêu Đích Thực đó bạn thơ Phượng Các ơi ! Không dễ có được Tình Yêu như vậy đâu.

Nhìn những đóa sen của Quy TD mà Trang chủ vừa post lên, lòng thật nhẹ nhàng... Có lẽ chữ Thiền cũng chỉ gói ghém trong ngần ấy hình ảnh ung dung và thanh thản mà thôi

Phạm Như Thương Bmt said...

Đêm nay trăng tròn Vu Lan vẫn còn lơ lửng trên nền trời khuya, không biết bạn thơ s@ có đang ngắm trăng không và các bạn nghĩ gì về Hoa Hồng Vu Lan như bạn s@ đã mơ ước mượn đóa hồng của Trang chủ tặng cho những người đang còn Mẹ
Riêng NT, còn Mẹ tức là còn một người rất đặc biệt trong đời mình để được nhõng nhẽo, dẫu mình bao nhiêu tuổi già thì cũng vẫn cảm thấy mình nhỏ bé
Mẹ là người mình dám nói: "Con muốn ăn món...." để rồi Mẹ sẽ nấu cho con ăn, dẫu con đã có chồng, có vợ.
Mẹ là người mình nghĩ đến trước tiên khi trái tim tình cảm của mình bị trầy trụa, sứt mẻ lần đầu tiên !
Mẹ cũng là người mình gọi trước nhất khi bị đau đớn thể xác hành hạ mình
Và còn biết bao nhiêu điều khác nữa tưởng chừng như rất đơn giản, nhưng sao nó lại mênh mông như biển cả...

Sương Mai said...

Một bông Hồng cho em...
Một bông Hồng cho anh...
Và một bông Hồng cho những ai...
Cho những ai đang còn Mẹ...
Đang còn Mẹ để lòng vui sướng hơn...

Rằm tháng 7 năm nay chỗ SM ở trời u ám cả 2 ngày như đang Đông, che khuất ánh trăng ngày Vu lan . Các chùa từ những thành phố lớn đông người Việt sinh sống hẳn là cũng tổ chức đại lễ, không trầm lặng ngày qua ngày nơi dân cư thưa thớt. Cũng cùng một buổi sáng SM được hai người gợi nhớ lại , cám ơn nhã ý của bạn Sao và xin cứ tự nhiên chọn đóa hồng để tặng bạn nào còn diễm phúc có Mẹ. Người thứ hai là cô bạn trẻ ngồi ăn sáng chung tại hãng hỏi có ăn chay không trong ngày rằm lớn, SM cười , một trái chuối , một trái bơ , ly sửa đậu nành là đang chay tịnh lòng lành đây.

coxanh said...

VU LAN năm nay Saigon mua nhieu, buổi tối sưa soạn đi lễ chùa thì mưa xối xả, mưa to và thật lâu. Mãi đến 10g30 trời mới tạnh, kêu taxi cũng thật khó, 11g30 chúng tôi mới bước vào được sân chùa Vĩnh Nghiêm.
Đã khuya nên chùa cũng không còn đông lắm,chúng tôi được mời gọi mua hoa sen để cúng Phật , rồi xin lộc về. Tôi thấy may mà đặt cúng xong rồi mang lộc về, nếu không thì hoa sẽ chất như núi, lấy đâu ra chỗ mà lễ phật? Đóa sen cột vào một cây phát tài, thoạt nhìn cứ tưởng là loài sen đá , tôi thấy cũng thật khéo...
Cảnh trang nghiêm của chùa cộng với vẻ mặt thành khẩn cầu xin của người lễ phật tạo nên một khung cảnh và bầu không khí thật chẳng dễ gần chút nào...vì thế mà có lẽ mọi người đều vội vã lạy Phật xong là ra ngay? chúng tôi cũng vội vã nhặt cánh hoa theo lời nhăc nhỡ của người phục lẽ rồi vội vã ra liền.
Sân chùa còn đọng đầy nước mưa, tôi đi quanh một vòng, cố nhìn xem khối đá ngọc bích nặng 4t5 mà chùa Vĩnh Nghiêm mua của Canada , dang thi công tạc tượng ở đâu nhưng không thấy...bâng khuâng chẳng biết đến bao giờ mới được chiêm ngưỡng pho tượng ngoc bích lớn nhát thế giới này...

tản mạn vài dòng về lễ VU LAN, cx lai bận rồi , cht1 nữa viết tiếp vậy...

sao... said...

Đọc trên báo đã biết hiện tượng Trăng xanh vài ngày trước rồi, nhưng tối hôm qua trời đã mưa lướt sướt kéo dài, trăng sao cũng biến mất tiêu luôn.
Cúng cô hồn rằm tháng bảy trước sân phải đội mưa mà đốt giấy tiền vàng bạc, giấy ướt đốt không chịu cháy cứ khói um lên.

Một hoạt cảnh xảy ra khiến lòng tui khá bực tức, trách móc một bà mẹ trẻ. Trời thì cứ mưa dồn dập, lại dùng xe gắn máy chở hai đứa con gái một đứa khoảng 7 tuổi, một đứa khoảng 9 tuổi ngồi sau đi vòng vòng gom đồ cúng cô hồn. Nhảy xuống xe tất nhiên hai bé gái bị ướt mình mẩy rồi, còn bà mẹ ngồi trên xe mặc áo mưa móc điện thoại di động ra a-lô cho ai đó rồi hối thúc hai đứa con.
Tội nghiệp hai đứa nhỏ bước lại:
- Chú ơi! Cho con xin mấy cái bánh nghe chú.
- Ừ, tụi con lấy đi.
Rồi mỗi đứa chỉ dám hai tay nhón lấy chỉ 2 cái bánh.
- Sao tụi con không lấy hết đi?
- Con cầm không có hết.
- Ngu quá! Lại biểu mẹ đưa cái bao bố ra là trút gọn hết mà.
Bà mẹ ngồi xa xa gầm gừ rồi đưa cho cái bịch nylon to đùng để hai đứa trút hết vào.

Thốt nhiên tui nghĩ, giá như tui có hai cái bông hồng, tui cũng chẳng thèm tặng cho hai đứa bé gái ấy để tụi nó cài lên ngực áo.

Phạm Như Thương Bmt said...

Đọc câu chuyện " Hai cái bông hồng" của anh Tư xong thì NT chợt nghĩ : Chắc gì cái bà Alô đó là mẹ của hai đứa bé?! Bởi vì không có bà Mẹ nào mặc áo mưa mà để con mình ướt nhẹp hết !!! Chỉ có mẹ mìn mới như thế thôi...

Phạm Như Thương Bmt said...

“ Em không còn mẹ. Mẹ mất đã lâu lắm rồi nên em không nhớ rõ khuôn mặt của mẹ. Mỗi lần nhớ mẹ, em chỉ nhìn lên tấm ảnh trên bàn thờ mẹ, nhớ mẹ, thương mẹ rồi chỉ biết khóc mà thôi! Mẹ mất khi em bé của em mới một tuổi. Lúc đó ba cực lắm vì phải vừa đi làm vừa nuôi em và em gái. Em gái cứ bệnh rồi khóc hoài. Sáng, ba dậy thật sớm để nấu cháo để lấy nước pha sữa cho em. Mùa mưa, nhà dột ướt không đủ chỗ ngủ, ba ru em và em gái ngủ xong rồi nằm xuống sàn nhà.
Sáng thức dậy em đã thấy ba nấu sẵn nồi cháo và kèm theo tờ giấy dặn:”Con nhớ ăn sáng rồi mới đi học”. Ba em là công nhân vệ sinh nên sáng phải dậy thật sớm làm sạch đường phố trước khi mọi người thức giấc. Em chuẩn bị đi học ba mới trở về lo cho em gái.
Buổi chiều, em đi học về trông em cho ba đi làm tiếp. Ba em cực lắm nhưng lúc nào ba cũng dịu dàng như mẹ. Em ước ao mẹ mình còn sống để đỡ đần công việc cho ba. Em thèm được như các bạn có mẹ, được mẹ ôm vào lòng, được mẹ khâu áo khi bị rách, được nghe mẹ hát ru em bé ngủ như cô Tư ở sát nhà. Mỗi lần nghe cô Tư hát ru con, em lại nhớ mẹ và nước mắt trào ra. Ba bảo: “Mẹ bây giờ đã thành cô tiên ở tận trên trời cao, mẹ cũng nhớ và thương con lắm nên con phải học thật giỏi mẹ mới vui”.

Em cũng thầm hứa với ba, sẽ học giỏi, học giỏi rồi mẹ sẽ sống lại với cha con mình, phải không ba?
Em càng lớn mái tóc ba càng bạc nhiều hơn. Nhìn ba tảo tần lo cho em và em gái ăn học, em thương ba lắm chỉ mong mình nhanh lớn để đi làm giúp ba, nuôi em gái. Em không còn mẹ nhưng ba chính là người mẹ vĩ đại trong cuộc đời em. Em yêu ba vô cùng...”.

Trích đoạn trong "Bài Văn Tả Mẹ - Tác giả: Hồ Duyên"

chutxiu said...

Đọc khổ thơ cuối xong chútxíu quên mất 3 khổ thơ trên!
Nhưng giá mà thay chữ "trao" bằng chữ "nhận" thì sự chần chờ mới rõ hơn. Đã trao rồi thì còn chần chờ gì nữa?
Thiền là một sự tập trung cao độ để nghỉ về một chuyện gì, một lý gì...nên chuyên tâm nghỉ về chuyện đã "nhận" gì để mà hồi đáp, có vẽ ổn hơn. Và rồi, sự thức tỉnh ở của câu chót sẽ dẫn tới đáp án được rốt ráo.
Tịch lặng mà lại quá động. Nhưng quá động mà thiền được mới thật là tuyệt đối. Khổ thơ cuối đạt được chỗ đó.
Cách thưởng ngoạn của chútxíu có ngược đời không vậy? Xin hoan hỹ!

Suong Mai said...

...quá động mà thiền được mới thật là tuyệt đối
Lấy chữ tuyệt thôi, SM đồng ý với CX điểm này, trong khung cảnh ồn ào xáo động mà thiền được, biết dừng suy nghĩ hay làm chủ được sự suy nghĩ của mình, loại bỏ hết các tạp niệm trong đầu óc , ấy mới là tài. Về sức khỏe SM nghĩ là ai cũng rất cần cái nhu cầu ấy, sao cho bớt vướng mắc, lơ là được những suy nghĩ làm mình buồn phiền mất ngủ không an vui thảnh thơi. Dĩ nhiên là nói dễ hơn làm nhiều , khi mình thực sự có nhu cầu cần thiết cho thân khỏe mạnh và tâm an lành thì quyết tâm mạnh hơn khỏi cần ai đốc thúc.

sao... said...

Thấy các bạn tham gia bàn về Thiền cũng lãnh hội được chút ít.
“Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”. (Dựa bên hông chớ không phải phía trước cây cột mặc bộ đồ con ong mà bị bịt mắt à nghe)
Nói vậy thôi chớ đây là sân chơi chung mà, ai có ý kiến cứ việc phát biểu để mọi người đọc theo nhiều chiều hướng khác nhau của một vấn đề.

Tu Thiền để làm chi? Để tu tâm dưỡng tánh, thân tâm thường an lạc, giũ bỏ những sân hận giúp lòng thơ thới nhẹ nhàng, hướng thiện để ngộ được những điều cao xa và tự tâm ngày một hoàn hảo hơn. Dùng trí huệ để soi sáng những khuất nẻo còn nằm ẩn sâu trong ta hầu lần hồi gỡ bỏ để ngày càng tinh tấn hơn trong việc tu tập. Trước nhứt chính là để phục vụ bản thân ta.Tui hiểu nôm na như vậy không biết đúng sai lẽ nào, ai biết xin giải thích rõ hơn hầu mở rộng sự hiểu biết.

Kẻ phàm phu nầy làm những cái ghế đặt tại phòng của các bịnh nhân chờ khám bịnh. Tui cũng dùng trí huệ mình để nghiên cứu tư thế ngồi của con người trong lúc chờ đợi mệt mỏi để làm ra những cái ghế có hình dáng tương xứng. Dùng vật liệu gì để sử dụng được bền và người ngồi lên được êm ái. Trước hết là bán được hàng, kiếm tiền để nuôi sống bản thân. Thu tiền bỏ túi là hết chớ gì? Nhưng xin thưa, cái kết quả sau đó mới là điều đáng nói. Hàng trăm hàng ngàn người sẽ ngồi trên cái ghế đó và hưởng sự tiện lợi của nó.

Việc làm vừa giúp ích cho mình vừa giúp ích cho tha nhân được gọi là gì?

coxanh said...

Mấy ngày nay bận rộn khai giảng, thật là mệt. Bữa nay mới rảnh đôi chút, vào TT ngắm hình, thật đẹp.Bàn tay đẹp, hứng những cánh sen tinh khiết...ôi! thật thanh tịnh...ngắm hình cũng đủ để hồn người trầm xuống...cx chưa hiểu hết được ý Thiền nhưng cảm nhận được là
bài thơ hay, thanh tao, nhẹ nhàng...
Cảm ơn NHƯ THƯƠNG và GIỒNG ÔNG TỐ NHÉ hai bạn cùng họa chung bài thơ này, mà hay vậy, thì cũng phải ý hợp , mới nhả được những vần thơ hay, cx rất ngưỡng mộ.
Chúc các bạn luôn an lành , để làm nhiều bài thơ hay cho các bạn thơ cùng thưởng thức nhé
Thân quí.
cx

sao... said...

Các bạn cũng như tôi, có đôi khi ta tình cờ bắt gặp được một giấc mộng dưới hoa.
Thoáng qua rồi chợt nhớ chợt quên khi có ánh mặt trời rực rỡ sẽ làm chìm khuất đi và rồi giấc mộng ấy sẽ không còn nữa như nước con suối sẽ chẳng bao giờ quay trở về nguồn.

Biết thế nên xin ghi lại đây một giấc mộng của tôi. Mời các bạn nhìn ngắm và xin chọn chế độ 720HD và Full screen.

Mộng dưới hoa

chutxiu said...

Hết ngày hết tháng sao vẫn thiền?
Còn bằng còn hữu lại vô duyên!