Saturday, October 15, 2011

LỖI HẸN CHỢ TÌNH


59 comments:

Suong Mai said...

Bài thơ đọc lên nghe êm đềm và nhẹ nhàng như một dòng suối chảy, nghe man mác nỗi nhớ như điệu khèn Tây Bắc. SM được biết tác giả đặc biệt riêng tặng cho Vivu sau khi được xem một tấm hình của " đôi trẻ" đang lưu luyến cầm tay nhau nói lời ly biệt bên dòng sông vắng.Trang chủ tuyển chọn mãi cái sắc màu để có thể nói lên tâm trạng:

Ngước nhìn lên dãy núi xanh
Chập chờn mây trắng vờn quanh u buồn
Giá em đừng lệ sầu tuôn
Để người đừng biết em luôn ngóng chờ...
SM cũng ké , tặng cho bạn minh họa này luôn đó Vivu, mau mau hô phong hoán vũ cho nghiêng ngả Trang thơ nghe.

HUONG said...

Các bạn ơi,
NT. đọc đến hai chữ " Lỗi hẹn..." trong tựa đề thì đã chùng lòng... vì biết có còn gặp lại nhau nữa không? Trong trái tim của hai người yêu nhau mà có chữ " Lỗi Hẹn " thì quả thật là buồn lắm bạn thơ s@ à !
Rất may là trên trái đất này có một phong tục đáng yêu của " Chợ Tình " - giá như mà NT ở gần vùng ấy, NT nhất định sẽ đến một lần và dĩ nhiên sẽ đi tìm " Người Tình Năm Xưa " của mình...
Một phong tục hay và lãng mạn như thế mà tại sao những dân tộc khác lại không bắt chước nhỉ ? Tiếc thì thôi ! Hãy tìm lại những hạnh phúc ngắn ngủi mà cả cuộc đời sẽ không bao giờ có lại được, rồi cuộc sống vợ chồng hiện tại vẫn trôi theo giòng bình an mà...
NT xin hỏi nhỏ tất cả các bạn thơ rằng: Nếu bạn là một trong hai người của Chợ Tình, bạn sẽ đến không và bạn sẽ bằng lòng cho Người Bạn Đời của mình đi gặp Người Tình Xưa không?

sao... said...

Xin mến tặng bạn thơ Vivu bài thơ tình rất nhẹ nhàng.

Trong bài thơ, tôi thích nhất 2 câu:

Nhớ người em nhớ bài thơ
Của người viết tặng đôi bờ nhớ nhung


Bạn thơ NHƯ THƯƠNG đã ra một câu hỏi khó!
Phàm trong chuyện lứa đôi, người nữ hay biểu lộ sự ghen tuông rõ ràng, thậm chí còn ghen bóng ghen gió nữa. Cứ thấy người nam thỉnh thoảng ngồi mỉm cười một mình thú vị là đã hô hoán lên: "Đang nhớ tới ai phải không? Khai ra mau!" và hầu như ai cũng coi đó là một chuyện đương nhiên.
Còn người nam mà vướng vô chuyện đó lại trề môi xì xào: "Cái thằng! Đàn ông gì mà nhỏ nhen, cứ ghen bóng ghen gió!"

Người đàn ông không có lòng ghen thì mới đáng mặt nam nhi đại trượng phu phải không?
Nếu đúng như vậy thì tôi xin đầu hàng, không dám xếp hàng chung với họ đâu!

Tôi không rõ phong tục tập quán của người dân tộc vùng Tây Bắc lắm. Có thể là do cuộc sống của họ đã quen với những hẹn hò ở Chợ Tình Khâu Vai và coi đó như một nét văn hóa đặc trưng riêng của họ và ai cũng chấp nhận sự việc hết sức vô tư.

Riêng câu trả lời của cá nhân tôi là NEVER!

Suong Mai said...

Hôm nay SM theo lời chỉ dẫn của QH lò dò tìm coi một phần trong blog của mình mà chưa bao giờ rờ tới. Đó là số lượng những người mở coi Trang thơ hay tình cờ lạc vào sân chơi này, SM vẫn còn cười vì có cái chỗ rinh bài thơ Ngoáy trầu cho Nội của NT và Ngũ âm tình của bạn s@...qua bên ấy sau khi xóa gọn tên của hai tác giả. Cả gan nhỉ ???

2009 May – 2011 October
Pageviews by Countries

United States 21,706Vietnam 11,097Canada 1,497Australia 950Malaysia 84Germany 77Russia 77Taiwan 44France 40Brazil 38

HUONG said...

Một đấng nam nhi trả lời NEVER cho câu hỏi "hóc búa" của NT rồi và NT xin đợi những đấng mày râu còn lại, cộng thêm với các vị nữ lưu nữa nhé ... Rồi NT sẽ nói câu trả lời của NT cho các bạn nghe... Không phải là Yes or No đâu !

HUONG said...

NT ngẫm nghĩ chắc là bạn thơ Vivu đang ở trên Chợ Tình Khâu Vai rồi bạn thơ s@ ơi !? Chuyến về có lẽ sẽ có nhiều chuyện ly kỳ, hấp dẫn và hồi hộp lắm !!!

quehuong said...

CHỢ TÌNH.(CHỢ PHONG LƯU).

TÍNH CHẤT VĂN HÓA

Các đặc trưng nhận diện chất văn hóa của chợ tình KHÂU VAI
a. Tính nhân sinh
- Chợ bắt nguồn từ 1 huyền tích: câu chuyện tình yêu đẹp mà éo le, trắc trở, một “ Romeo và Juliet thời hiện đại” giữa một chàng trai dân tộc Nùng , tên Ba khôi ngô, tuấn tú, thổi sáo rất hay, chăm chỉ và tốt bụng và cô gái Giáy xinh đẹp nhất làng, hát hay - con gái út của tộc trưởng. Nhưng họ gặp phái sự phản đối gay gắt của bố mẹ, họ hàng nhà cô gái vì không “môn đăng hộ đối”; hơn nữa, tục lệ làng không cho lấy người khác dân tộc. Càng cấm đoán, mối tình họ càng bùng cháy và họ đã hẹn nhau, trốn lên hang núi Khau Vai để sống cùng nhau. Sự việc diễn ra, đã châm ngòi cho hai bên gia đình, 2 dòng tộc tranh cãi, xô xát... máu đã đổ... Thương cha mẹ, họ hàng, dòng tộc, không muốn thù hận giữa hai gia đình, dòng tộc... nên hai người đã gạt nước mắt, chia tay nhau, về nhà. Họ hẹn nhau kiếp sau sẽ nên vợ nên chồng và hàng năm cứ đúng ngày chia tay này sẽ tìm về gặp lại nhau tại núi Khau Vai... ngày họ chia tay là ngày 27.3 (âm lịch).

=> Bắt nguồn từ dấu tích một câu chuyện tình yêu lãng mạn cảm động đầy tính nhân văn, người dân Khâu Vai đã dệt nên những ý tưởng về 1 phiên chợ dành cho tình yêu. Đầu tiên là từ sự xúc động với ý nghĩa tưởng nhớ về tình cảm đôi trai gái. Nhưng hơn hết chợ tình là biểu hiện đời sống tinh thần phong phú, bay bổng mà rất hiện thực, phản ánh nhu cầu khát vọng hướng tới cái cao cả, những tình cảm tốt đẹp, đời thường, tự nhiên, chống lại tư tưởng lễ giáo phong kiến lạc hậu. Với chợ tình , họ được sống là chính mình với những tình cảm thật, được bộc lộ chân thành cảm xúc của mình. Đó là giá trị nhân sinh hết sức nhân đạo, vì con người.

=> Với các dân tộc khác có thể có các loại hình tương tự chợ tình Khâu Vai, nhưng đặc trưng và nổi tiếng không đâu bằng ở Khâu Vai bởi được hình thành trên nền câu chuyện tình yêu cảm động.
- Chính con người nơi đây sáng tạo ra nét sinh hoạt riêng có của chợ tình: những câu hát gọi bạn tình, điệu khèn, điệu nhảy, điệu múa


- Khâu Vai bây giờ không chỉ có người Nùng và người Giáy nữa mà còn có người Mông, người Dao cùng sinh sống đoàn kết bên nhau. Các chàng trai, cô gái được tự do tìm hiểu và quyết định hôn nhân mà không gặp phải sự cản trở của các bậc làm cha làm mẹ. Chợ tình Khâu Vai không chỉ là nơi hò hẹn của những đôi trai gái lỡ duyên nhau mà còn là nơi gặp gỡ làm quen của nam nữ thanh niên. Vì thế chợ tình Khâu Vai đã có biết bao đôi trai gái nên vợ thành chồng từ đây.

=> Tình yêu bất diệt , cao đẹp luôn thôi thúc ngừoi dân nơi đây hướng tới những gì cao thượng, mơ ước hạnh phúc …

b. Tính lịch sử

- Những người già nhất xã Khâu Vai bây giờ cũng không ai biết chợ tình Khâu Vai có tự bao giờ. Chỉ biết rằng, từ lúc còn để chỏm họ đã thấy có chợ tình rồi. Theo nghiên cứu của các nhà lịch sử- văn hóa, Chợ tình Khâu Vai còn gọi là “Chợ phong lưu”, có nghĩa là sự phong tình có từ năm 1919. Gọi là chợ, nhưng không phải nơi để buôn bán hàng hóa, gần như không có người bán, người mua hàng hóa đúng nghĩa mà chỉ có một số người bán đồ ăn uống phục vụ cho những người về đây họp chợ. Hai chữ chợ tình mới phổ biến từ những năm 1990, khi có khách du lịch đến tham quan.

- Chợ tình Khau Vai mới đầu chỉ là nơi hẹn hò của những người đã lỡ dở tình duyên với nhau và là đêm chợ truyền thống của người dân tộc Mông, nhưng sau đó được các dân tộc khác hưởng ứng. Đến bây giờ Khau Vai đã trở thành phiên chợ hẹn hò, tìm kiếm tình yêu của tất cả mọi người từ thanh niên cho đến người đã có gia đình.

Theo tiếng địa phương thì Khâu Vai có nghĩa là song mây ý muốn nói đây là vùng đất có nhiều song mây song cũng có ý nói tình cảm của đôi trai gái gắn bó, quấn quýt như cây song, cây mây trên các ngọn núi quanh vùng. Câu chuyện hôm qua và cuộc sống hôm nay có cái gì đó hư hư thực thực, đã góp phần tạo nên sức lôi cuốn kỳ lạ về mảnh đất nơi đây.
...

quehuong said...

...
- Trong câu chuyện về Khâu Vai, có những điều đến nay vẫn được truyền khẩu. Một người già kể lại trong hơi men đã ngà say rằng: Chợ ngày trước vẫn còn những bó đuốc khô, những bầu rượu ngô thơm nồng và những đôi dép đen cho người đến chợ tình. Đuốc để soi đường dẫn người vào hẻm núi đã quen. Rượu để làm ấm thân người khi thung lũng đá vào đêm. Đôi dép để bàn chân tình nhân vượt những mảnh đá tai mèo sắc nhọn, tìm đến với nhau.

- Chợ tình Khâu Vai hôm nay ít nhiều đổi thay nhưng vẫn giữ được nét đặc sắc, độc đáo thu hút rất nhiều du khách từ các tỉnh và vùng miền khác. Trong nhộn nhịp của sự mua bán, trao đổi hàng hoá, ta vẫn bắt gặp đâu đó ánh mắt kiếm tìm mải miết, nghe đâu đó văng vẳng lời kèn lá nỉ non hoà trong tiếng gió vi vu như kể lại cho du khách câu chuyện tình ngày xưa, ngày xưa…

Ngày nay, do nhu cầu đời sống, ở chợ tình còn được bán các sản phấm: mặt hàng thổ cẩm, đồ trang sức, các loại đồ ăn, các loại cây… do chính bàn tay của người dân các dân tộc làm ra.

c. Tính giá trị
- Có ý nghĩa với những người sáng tạo và tham dự, người dân các dân tộc ở Khâu Vai và 1 số dân tộc khác ở quanh vùng : Mông, Dao, Tày, Nùng, Giáy, LÔ Lô… và các du khách muốn tìm hiểu văn hóa nơi đây.
Như vậy với 1 số dân tộc , vùng miền không có hình thức chợ này thì nó không có giá trị. Với các nước khác trên thế giới không có thì nó không có giá trị .
- Về thời gian, thời điểm: Chợ tình là biểu trưng cho sự gặp gỡ. Đồng bào dân tộc trong vùng đến chợ để vui xuân sau một hoặc nhiều năm xa cách. Nó ra đời từ rất lâu, không chỉ có giá trị trong thời gian ngày xưa mà vận còn chứa đựng ý nghĩa, giá trị tốt đẹp cho thời điểm hiện nay. Vì đây là 1 hình thức tổ chức chợ khá độc đáo, hiếm thấy , nhất là trong xã hội hiện đại ngày nay nó là một hình thức sinh hoạt gắn kết cộng đồng.
- Mọi người đến với chợ tình Khâu Vai không phải là mua một thứ hang hóa cần thiết cho cuộc sống hang ngày mà là để tìm cho mình một người yêu thương hoặc là làm quen, kết bạn với nhiều người, bất kể tuổi tác già trẻ. Những người có mối tình trắc trở, yêu thương thực sự nhưng vì lí do gì đó mà họ không thể đến được với nhau thì chợ tình Khâu Vai chính là thời điểm và là nơi cho họ tâm sự, hẹn hò, thông báo cuộc sống riêng của mỗi người, ôn lại tình cảm nhớ nhung do xa cách, uống rượu say cho đến sáng. Chính vì vậy mà chợ tình Khâu vai với mục đích là nơi giao duyên có giá trị rất lớn với những người dân ở Khâu Vai nói riêng và các dân tộc ở đây nói chung từ khi ra đời cho đến nay.

a. Tính hệ thống
Cùng với các yếu tố nhân sinh, lịch sử và giá trị tập hợp, gắn bó, liên kết với nhau cho ta hình ảnh trọn vẹn về chợ tình Khâu Vai, nằm trong hệ thống truyền thống phong tục của người dân các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc , thống nhất trong tín ngưỡng, tập tục của vùng văn hóa Việt Bắc.
Có thể nói đây là một hình thức biểu hiện của sinh hoạt tình cảm của người dân Khâu Vai, một giai đoạn quan trọng , đánh dấu sự trưởng thành về tư tưởng, tình cảm của những chàng trai cô gái tuổi mới lớn. Như vậy việc tìm hiểu tìm bạn đời trong chợ tình là một bước ngoặt trong nhận thức, nằm trong hệ thống các giai đoạn chuẩn bị tiến tới xây dựng hôn nhân gia đình.
Ở Việt Nam có một số nơi có chợ tình như chợ tình Sa Pa, chợ tình Đà Lạt… Mỗi chợ tình có một đặc trưng riêng biệt của nó. Nhưng chợ tình Khâu Vai vẫn thống nhất trong sự đa dạng. Thống nhất về ý nghĩa tốt đẹp, những giá trị nhân sinh mà nó đã để lại trong tâm hồn mỗi con người.
Cùng với chợ tình khác ở Việt Nam thì chợ tình Khâu Vai là một bộ phận trong hệ thống chợ tình nói riêng và chợ Việt Nam nói chung, góp phần chứng minh cái đẹp, đặc sắc riêng của đời sống tình cảm người dân các dân tộc miền núi, nằm trong hệ thống giá trị văn hóa độc đáo tạo nên sự đa dạng phong phú vừa truyền thống, vừa mới lạ của bản sắc văn hóa Việt Nam.

=> 4 yếu tố trên làm nên giá trị tích cực của văn hóa “chợ tình”.
...

sao... said...

Chợ tình Khâu Vai họp vào ngày 27 tháng 3 Âm lịch rồi bạn thơ NHƯ THƯƠNG ơi!

Em chờ từ cuối tháng ba
Sao em không thấy “người ta” trở về
Hay người quên mất lời thề
Tháng năm đã tới chẳng hề thấy anh


Tội nghiệp chưa! Nàng đã ngồi nhìn mây trắng vờn quanh dãy núi xanh chờ đợi “người ta” hơn một tháng rồi đó bạn thơ Vivu ơi!

Chẳng biết chàng đang lo vi vu vi vút ở chốn nào? Chỉ gởi cho tôi một tin nhắn thế nầy (nguyên văn đó nghe, không thêm chút gia vị nào đâu)

“Cám ơn NHÀ THƠ S@ thật nhiều !

Bài thơ làm Vivu ngưng tất cả mọi sự trong một lúc để rơi vào một trạng thái tĩnh lặng như Thiền !

"Ngước nhìn lên dãy núi xanh
"sao người cứ mãi "loanh quanh" nơi nào !"

Đề nghị anh gửi bài này cho Trang Thơ xem ý kiến mọi người thế nào!"

Vivu

Thien Thanh said...

Thiên Thanh góp một bài thơ "vui" về Chợ tình...chỉ là thơ mà thôi !!các bạn nhé (lại để tặng VV)

Chợ Tình Khâu Vai

Một bên vai áo nàng Khâu
Thơ tình nàng dệt,chỉ tình nàng khâu
Bài thơ dệt mộng bấy lâu!
Đem ra chợ bán mộng đầu vấn vương
Tơ tình đẹp tựa khói sương!
Khói sương lãng đãng vờn vương mây hồng
Lỗi tình ai hẹn ngóng trông?!
"Chợ tình lỗi hẹn" chẳng trông người về?!

HUONG said...

NT đọc những sưu tầm về Chợ Tình Khâu Vai của bạn thơ Quê Hương cảm thấy thú vị quá ! Phải chăng khi con người sống gần và sống giữa thiên nhiên bao la mênh mông thì cõi lòng cũng mở rộng như thế?
Hôm trước NT có hứa sẽ nói cho các bạn thơ nghe câu trả lời của NT là có bằng lòng để Người Bạn Đời của mình lên Chợ Tình Khâu Vai không? Đây là câu trả lời của NT : Yes ! Nhưng sẽ có 3 người ngồi bên cạnh nhau cùng san xẻ Một Thời Đã Yêu...
Nhân đây, NT xin kể một câu chuyện có nội dung na ná như thế (có thể các bạn đã đọc rồi): Người vợ bỗng một hôm cảm thấy chồng mình thơ thẩn và im lặng lạ lùng dẫu vẫn chăm sóc gia đình vợ con bình thường. Vợ bèn âm thầm đi tìm nguyên nhân- dĩ nhiên là yếu tố ghen tuông đã đâm chồi trong lòng nàng ! Cuối cùng nàng tìm thấy ra rằng: Người chồng đôi khi lén vợ ngồi nhìn một tấm hình cất kỹ trong bóp (người vợ từ xưa có một điều rất tôn trọng và tin tưởng chồng, nên không bao giờ lục bóp chồng cả ! Biết bao ý nghĩ dằn xé trong lòng người vợ vì thật sự ra người chồng không làm điều gì lỗi đạo cả... Người vợ bèn đi nói thật với chồng về những gì mình khám phá ra, người chồng kể lại chuyện xưa rằng mình đã yêu người trong tấm hình tha thiết, nhưng sau đó duyên đã không thành, rồi người con gái ấy chết vì bạo bệnh ! Mỗi năm vào ngày người con gái ấy mất, người chồng đi tìm lại hình ảnh xưa qua tấm hình mà không dám nói cho vợ biết vì người chồng rất yêu vợ, nhưng không quên được người tình năm xưa
Người vợ... sau bao ngày suy nghĩ đã xin chồng rọi tấm hình ra lớn và treo trên tường trong phòng ngủ của hai vợ chồng... Năm sau, người chồng tự động nói với vợ : Anh lấy tấm hình này xuống vì anh nghĩ thế là đã đủ thời gian để giữ người con gái ấy trong lòng anh. Cám ơn em đã chia xẻ cuộc đời anh thật trọn vẹn ...
Nếu NT làm vợ, NT cũng sẽ làm như người vợ ấy... Các bạn nghĩ sao?

sao... said...

MÔ PHẬT! LÀNH THAY! LÀNH THAY!

vivu said...

Hôm nay Vivu mới vào được TrangThơ !
Chẳng là Trang Chủ mở đầu bài thơ mới vào cuối tuần - mà cuối tuần thì ...say bí tỉ !!

Một lần nữa : cám ơn Nhà thơ S@ và các bạn đã ân cần réo gọi ...

Mỗi một thế hệ (khoảng 25 năm) thì đã có một sự thay đổi - quan niệm !
Ngày xưa LụcVânTiên chỉ được nghe tiếng nói của người đẹp trong kiệu mà đem lòng vấn vương,còn người đẹp thì tha hồ quan sát VânTiên chẳng khác nào kính hiển vi !!

30 năm trước vv chở người đẹp về nhà nàng lúc nửa khuya !30 năm sau lại cùng người đẹp khác vào chung một khách sạn ,ăn cùng 1 bàn ,ở một địa điểm xa lạ...

Báo cáo về Tổng Hành Dinh tới tấp như lá mùa Thu,nhưng mặt trận miền Tây vẫn hoàn toàn yên tĩnh

có gì lạ đâu! Hồi đó vv chạy xe ôm "không thù lao",bây giờ thì cùng bạn đồng sở đi công tác "từ thiện"..

Bởi vì vivu là chuyên gia "Lỗi Hẹn"

vivu said...

Suy nghĩ về chữ CHỢ :

Chợ là nơi trao đổi - mà nay lại thêm một chữ Tình - nhớ đến địa danh nổi tiếng khi xưa : Gò Vấp !
Bây giờ được gọi là "Gò té",được hiểu theo nghĩa nào đây ??

"Chợ Tình Khâu Vai" được các ông Marketing phịa ra để thu hút khách du lịch từ 1990 theo QH sưu tầm thì là một chuyện khác ! còn nếu hiểu theo cái ý là nơi "gặp lại cố nhân" thì ...Vivu đồng ý với NT và không đồng ý với anh S@ !

Lữ khách trở về chốn xưa ,không mong cầu gặp lại Cố Nhân thì Trở Về để làm gì ?????????

quehuong said...

...CHỢ...
Vi Vu ơi!
Thường thì người tỉnh sau cơn say tỉnh hơn trước khi say.

Hổng tin thì đọc lại xem:

...30 năm trước vv chở người đẹp về nhà nàng lúc nửa khuya !30 năm sau lại cùng người đẹp khác vào chung một khách sạn ,ăn cùng 1 bàn ,ở một địa điểm xa lạ...

Báo cáo về Tổng Hành Dinh tới tấp như lá mùa Thu,nhưng mặt trận miền Tây vẫn hoàn toàn yên tĩnh...?

(cái dầu hỏi này là QH thêm vào..cho nó khởi sắc).

Bửa nay QH nói chuyện chợ cho vui...Chợ là nơi mà không ai trong chúng ta không từng đi qua..vì nhiều lý do. Nhưng theo QH nghĩ có lý do chính là đi theo một người nào đó. Có thể Bà, Mẹ, Chị...hay là một cô em tóc bỏ đuôi gà...
Trai khôn tìm vợ chợ đông mà.
Nhưng hình như cái quan niệm này bây giờ "mai một" rồi vì:

chợ ở Việt Nam ngày nay:

Phân loại chợ Việt Nam
Nghị định Số: 02/2003/NĐ-CP Ngày 14 Tháng 01 năm 2003 Về phát triển và quản lý chợ đã xếp hạng chợ theo các loại sau đây:
• Chợ loại 1: Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố, hiện đại theo quy hoạch; Được đặt ở các vị trí trung tâm kinh tế thương mại quan trọng của tỉnh, thành phố hoặc là chợ đầu mối của ngành hàng, của khu vực kinh tế và được tổ chức họp thường xuyên; Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ chức đầy đủ các dịch vụ tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hoá, kho bảo quản hàng hoá, dịch vụ đo lường, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hoá, vệ sinh an toàn thực phẩm và các dịch vụ khác.

• Chợ loại 2: Là chợ có trên 200 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch; Được đặt ở trung tâm giao lưu kinh tế của khu vực và được tổ chức họp thường xuyên hay không thường xuyên; Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động chợ và tổ chức các dịch vụ tối thiểu tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hoá, kho bảo quản hàng hoá, dịch vụ đo lường.

• Chợ loại 3: Là các chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố. Chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hoá của nhân dân trong xã, phường và địa bàn phụ cận.

Theo Quyết định số 012/2007/QĐ-BCT về việc quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ trên phạm vi toàn quốc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Việt Nam có 319 chợ tổng hợp bán buôn, bán lẻ hạng I ở các trung tâm thương mại của tỉnh; 157 chợ đầu mối nông sản; 490 chợ trên địa bàn của 25 tỉnh biên giới (bao gồm chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu).[3]

..còn tiếp...

quehuong said...

...
Mời các Bạn dạo các chợ thuộc thành phố Hồ Chí Minh một vòng.

Chợ quận 1
CHỢ BẾN THÀNH
Địa chỉ: Cửa Nam Chợ Bến Thành P.Bt, Q.1, TP. HCM
Điện thoại: 8292096
CHỢ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phạm Ngũ Lão, P.Pnl, Q.1, TP. HCM
Điện thoại: 8394027
CHỢ BÌNH ĐIỀN
Địa chỉ: 204-206 Lê Thánh Tôn, P.Bt, Q.1, TP. HCM
Điện thoại: 8279328
CHỢ CÔ GIANG
Địa chỉ: 110 Cô Giang, P.Cg, Q.1, TP. HCM
Điện thoại: 8860391
CHỢ TÂN ĐỊNH
Địa chỉ: 1 Bà Lê Chân, P.Tđ, Q.1, TP. HCM
Điện thoại: 8299280
CHỢ ĐAKAO
Địa chỉ: 23-25 Nguyễn Huy Tự, P.Đk, Q.1, TP. HCM
Điện thoại: 8294052
CHỢ P.CẦU KHO
Địa chỉ: 26a Nguyễn Văn Cừ, P.Ck, Q.1, TP. HCM
Điện thoại: 9200469
Chợ quận 3
CHỢ BÙI PHÁT
Địa chỉ: 453/130 Lê Văn Sỹ, P.12, Q.3, TP. HCM
Điện thoại: 8436780
CHỢ BÀN CỜ
Địa chỉ: 664/2 Nguyễn Đình Chiểu, P.3, Q.3, TP. HCM
Điện thoại: 8391493
CHỢ VƯỜN CHUỐI
Địa chỉ: Chợ Vườn Chuối P.4, Q.3, TP. HCM
Điện thoại: 8324462
CHỢ NGUYỄN VĂN TRỖI
Địa chỉ: Chợ Nguyễn Văn Trổi P.13, Q.3, TP. HCM
Điện thoại: 9317788
Chợ quận 4
CHỢ XÓM CHIẾU
Địa chỉ: 1 Đinh Lể, P.12, Q.4, TP. HCM
Điện thoại: 9401355
Chợ quận 5
CHỢ VẬT TƯ Q.5
Địa chỉ: 133 Hải Thượng Lãn Ông, P.10, Q.5, TP. HCM
Điện thoại: 8553250
CHỢ KIM BIÊN
Địa chỉ: Chợ Kim Biên P.13, Q.5, TP. HCM
Điện thoại: 8551557
CHỢ VLXD
Địa chỉ: 1a Trịnh Hoài Đức, P.13, Q.5, TP. HCM
Điện thoại: 8561889
CHỢ HÀ TÔN QUYỀN
Địa chỉ: 165/17 Tân Thành, P.15, Q.5, TP. HCM
Điện thoại: 9552975
CHỢ BÀU SEN
Địa chỉ: 381/28 An Dương Vương, P.3, Q.5, TP. HCM
Điện thoại: 8331824
CHỢ TRẦN CHÁNH CHIẾU
Địa chỉ: 1 Phú Giao P.14, Q.5, TP. HCM
Điện thoại: 8537342
CHỢ TÂN THÀNH
Địa chỉ: 68 Phạm Hữu Chí, P.12, Q.5, TP. HCM
Điện thoại: 9552129
CHỢ HÒA BÌNH
Địa chỉ: Nhà Lồng Bùi Hữu Nghĩa, P.5, Q.5, TP. HCM
Điện thoại: 9237713
CHỢ XÃ TÂY
Địa chỉ: 36 Phù Đổng Thiên Vương, P.11, Q.5, TP. HCM
Điện thoại: 8571172
CHỢ THỦY HẢI SẢN
Địa chỉ: 30a Trần Văn Kiểu, P.10, Q.5, TP. HCM
Điện thoại: 8562883
CHỢ PHÙNG HƯNG
Địa chỉ: 214c Phùng Hưng, P.14, Q.5, TP. HCM
Điện thoại: 8573165
Chợ quận 6
CHỢ BÌNH TÂY
Địa chỉ: 24 Nguyễn Hữu Thận, P.2, Q.6, TP. HCM
Điện thoại: 8571512
CHỢ HỒ TRỌNG QUÝ
Địa chỉ: Hồ Trọng Quý, P.10, Q.6, TP. HCM
Điện thoại: 8763676
CHỢ MAI XUÂN THƯỞNG
Địa chỉ: Chợ Mai Xuân Thưởng P.2, Q.6, TP. HCM
Điện thoại: 9690081
CHỢ BÌNH TIÊN
Địa chỉ: Chợ Bình Tiên Phạm Phú Thứ, P.4, Q.6, TP. HCM
Điện thoại: 9671166
CHỢ PHÚ ĐỊNH
Địa chỉ: Hậu Giang, P.12, Q.6, TP. HCM
Điện thoại: 8763910
CHỢ PHÚ LÂM
Địa chỉ: 54b Bà Hom, P.13, Q.6, TP. HCM
Điện thoại: 8753324
Chợ quận 7
CHỢ CX NGÂN HÀNG
Địa chỉ: Chợ Cx Ngân Hàng Kp4 P.Tân ThuẬn Tây, Q.7, TP. HCM
Điện thoại: 8725775
Chợ quận 8
CHỢ VẠN NGUYÊN
Địa chỉ: P.15, Q.8, TP. HCM
Điện thoại: 9801331
CHỢ RẠCH CÁT
Địa chỉ: Bến Mễ Cốc, P.15, Q.8, TP. HCM
Điện thoại: 8867498
CHỢ BÌNH ĐÔNG
Địa chỉ: Văn Phòng Bql Chợ Đường 7, P.6, Q.8, TP. HCM
Điện thoại: 9802453
CHỢ BÌNH ĐĂNG
Địa chỉ: 138B Tô Hiến Thành, P.15, Q.10, TP. HCM
Điện thoại: 9812497
CHỢ PHẠM THẾ HIỂN
Địa chỉ: Đường 13, P.4, Q.8, TP. HCM
Điện thoại: 8505239
CHỢ LÒ THANH
Địa chỉ: Văn Phòng Bql PhẠm Thế Hiển, P.6, Q.8, TP. HCM
Điện thoại: 9812662
CHỢ XÓM CỦI
Địa chỉ: Tùng Thiện Vương P.11, Q.8, TP. HCM
Điện thoại: 9512289
CHỢ BA ĐÌNH
Địa chỉ: 66c Bến Ba Đình, P.10, Q.8, TP. HCM
Điện thoại: 9540608
CHỢ NHỊ THIÊN ĐƯỜNG
Địa chỉ: Chợ Nhị Thiên Đường P.5, Q.8, TP. HCM
Điện thoại: 8503643
CHỢ NGUYỄN CHẾ NGHĨA
Địa chỉ: 127 Nguyễn Chế Nghĩa, P.12, Q.8, TP. HCM
Điện thoại: 8549589
Chợ quận 9
CHỢ PHƯỚC LONG B
Địa chỉ: P.Phước Long B, Q.9, TP. HCM
Điện thoại: 7310818
CHỢ PHƯỚC BÌNH
Địa chỉ: 74 Kp3 Đl2, P.Phước Bình, Q.9, TP. HCM
Điện thoại: 7310054
Chợ quận 10
CHỢ CHÍ HÒA
Địa chỉ: Tô Hiến Thành, P.15, Q.10, TP. HCM
Điện thoại: 8628739
...

quehuong said...

...
CHỢ NGUYỄN TRI PHƯƠNG
Địa chỉ: Nguyễn Lâm, P.6, Q.10, TP. HCM
Điện thoại: 8553159
CHỢ HÒA HƯNG
Địa chỉ: 539a Cách Mạng Tháng Tám, P.15, Q.10, TP. HCM
Điện thoại: 8630391
Chợ quận 11
CHỢ BÌNH THỚI
Địa chỉ: 377/53 Minh Phụng, P.10, Q.11, TP. HCM
Điện thoại: 9634365
CHỢ PHÚ THỌ Q.11
Địa chỉ: Lãnh Binh Thăng, P.13, Q.11, TP. HCM
Điện thoại: 8580378
CHỢ THIẾC
Địa chỉ: Phó Cơ Điều, P.6, Q.11, TP. HCM
Điện thoại: 8556641
CHỢ LÃNH BINH THĂNG
Địa chỉ: 297 Lãnh Binh Thăng, P.8, Q.11, TP. HCM
Điện thoại: 9627549
Chợ quận 12
CHỢ HIỆP THÀNH
Địa chỉ: P.Hiệp Thành, Q.12, TP. HCM
Điện thoại: 5974103
CHỢ NGÃ TƯ GA
Địa chỉ: P.Thạnh Lộc, Q.12, TP. HCM
Điện thoại: 7160963
CHỢ BÀU NAI
Địa chỉ: Kp7 Trường Chinh, P.Đông Hưng Thuận, Q.12, TP. HCM
Điện thoại: 7194199
CHỢ LẠC QUANG
Địa chỉ: Ql22, P.Tân Thới Nhấtt, Q.12, TP. HCM
Điện thoại: 7191558
Chợ quận Gò Vấp
CHỢ AN NHƠN
Địa chỉ: 6 Lê Đức Thọ, P.17, Q.Gv, TP. HCM
Điện thoại: 8952843
CHỢ HẠNH THÔNG TÂY
Địa chỉ: LẦu 1 Chợ Hạnh Thông Tây Quang Trung, P.11, Q.Gv, TP. HCM
Điện thoại: 9967932
CHỢ TÂN SƠN NHẤT
Địa chỉ: Nhất Nguyễn Kiệm, P.3, Q.Gv, TP. HCM
Điện thoại: 8940480
CHỢ GÒ VẤP
Địa chỉ: 68 Trưng Nữ Vương, P.4, Q.Gv, TP. HCM
Điện thoại: 8942361
CHỢ XÓM MỚI
Địa chỉ: 4/2 Thống Nhất, P.16, Q.Gv, TP. HCM
Điện thoại: 8941345
Chợ quận Tân Bình
CHỢ HOÀNG HOA THÁM
Địa chỉ: 19 Hoàng Hoa Thám, P.13, Q.Tân Bình, TP. HCM
Điện thoại: 8428525
CHỢ PHẠM VĂN HAI
Địa chỉ: Chợ Phạm Văn Hai P.3, Q.Tân Bình, TP. HCM
Điện thoại: 8440959
CHỢ BÀU CÁT
Địa chỉ: 101db Khu Gia Cư Bàu Cát P.13, Q.Tân Bình, TP. HCM
Điện thoại: 8491437
CHỢ TÂN BÌNH
Địa chỉ: Chợ Tân Bình P.8, Q.Tân Bình, TP. HCM
Điện thoại: 8643711
CHỢ P.20, Q.TÂN BÌNH
Địa chỉ: Cạnh 6/20 Cây Keo, P.20,Q.Tân Bình, TP. HCM
Điện thoại: 8608964
CHỢ P.9, Q.TÂN BÌNH
Địa chỉ: Hẽm 175 Lý Thường Kiệt, P.9, Q.Tân Bình, TP. HCM
Điện thoại: 8646494
Chợ quận Bình Thạnh
CHỢ THỊ NGHÈ
Địa chỉ: 36 Công Trường Hòa Bình, P.19, Q.Bình Thạnh, TP. HCM
Điện thoại: 8992025
CHỢ BÀ CHIỂU
Địa chỉ: 40 Diên Hồng, P.1, Q.Bình Thạnh, TP. HCM
Điện thoại: 8412483
CHỢ THANH ĐA
Địa chỉ: Xô Viết Nghệ Tĩnh P.27, Q.Bình Thạnh, TP. HCM
Điện thoại: 8994070
CHỢ VĂN THÁNH
Địa chỉ: Điện Biên Phủ P.25, Q.Bình Thạnh, TP. HCM
Điện thoại: 8992130
CHỢ PHAN VĂN TRỊ
Địa chỉ: 233a Phan Văn Trị, P.11, Q.Bình Thạnh, TP. HCM
Điện thoại: 8434031
Chợ quận Phú Nhuận
CHỢ NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
Địa chỉ: Nguyễn Kiệm, P.4, Q.Phú Nhuận, TP. HCM
Điện thoại: 8442578
CHỢ PHÚ NHUẬN
Địa chỉ: Cao Thắng, P.17, Q.Phú Nhuận, TP. HCM
Điện thoại: 8442839
CHỢ MỚI
Địa chỉ: Trần Hữu Trang, P.10, Q.Phú Nhuận, TP. HCM
Điện thoại: 8444690


(VÀ MỘT LOẠI CHỢ VỪA ĐƯỢC THÀNH HìNH MỘT CÁCH ÀO ẠT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY THEO ĐÀ HỘI NHẬP CỦA PHƯƠNG TÂY..VỚI PHƯƠNG TIÊN BÁN BUÔN HIỆN ĐẠI...)

Chợ không lấp lánh ánh đèn của phố đêm, không có tiếng nhạc bar chát chúa, cũng không phấn son, váy ngắn áo mỏng ồn ào. Chợ diễn ra xuyên ngày đêm trên mạng internet, nơi ai cũng có thể vào để rao bán… tình.//

HUONG said...

Bạn thơ Quê Hương dẫu dẫn đi chợ nào NT cũng còn ấm ức vì chưa được ghé thăm Chợ Tình Khâu Vai . NT mà về VN được vào tháng Chợ Tình Khâu Vai họp chợ, thế nào NT cũng "hẹn người xưa " đi chợ một lần cho biết ! Để xem già rồi thì chàng còn nhớ ngày xưa được bao nhiêu chuyện !? Hay là lúc đó lại bắt đầu từ ban đầu để tán tỉnh như xưa... Tiện đây, NT hỏi thiệt hết quan anh của TT nha... Có ai còn giữ hình người xưa bên mình không? Hoặc là nhớ thầm thôi mà không dám giữ hình??? NT ấy hả? Còn nguyên quyển Album....

Unknown said...

Hì hì,
NT à, nói chưa tin, chừng nào thấy mới tin !
Bảo đảm xem album xong là PC làm một show tuyệt vời về những tấm hình trong album đó !

HUONG said...

Bạn thơ Phượng Các à, ít nhất thì mọi người đã thấy một tấm hình trong Album Tình ấy rồi đó....

Dẫu chỉ là cái lưng
Vẫn là người thương nhớ
Ai đâu ngờ duyên nợ
Chỉ hạnh phúc nửa chừng

Còn chuyện làm nguyên quyển Album thành Slide Show ấy hả? NT còn in thơ là sẽ còn "trình làng" dài dài những tấm hình bí mật !!! Rồi từ từ PC sẽ thấy và sẽ tin thôi...

Suong Mai said...

Nói kiểu này là PC không tin và tỏ ý thách đố rõ ràng hén NT ? Mỗi lần in sách là cả một công trình chuẩn bị đủ mọi thứ mà chỉ trình làng một tấm hình, NT nghĩ là cái cổ SM dài chưa đủ?

sao... said...

Đúng là “mỗi nhà mỗi kiểng, mỗi người mỗi ý”.

Riêng tui thì lại có cách nghĩ khác.
Phàm cái gì quý báu thì càng dấu kỹ càng tốt, càng chắc ăn. Không ai đem hột xoàn bày ra phòng khách trang trí cho đẹp mà phải cất kỹ trong tủ sắt.
Về mặt tình cảm cũng vậy. Những quý báu thì giữ kỹ trong lòng với tất cả nâng niu và trân trọng. Giả như có một lúc nào đó sự nhung nhớ thương yêu dâng trào, cũng có thể mình viết vài câu thơ thủ thỉ riêng tư như một “của để dành”. Mang những lời thương yêu ra nơi công cộng có khác nào gởi lòng mình vào cõi hư vô, làm sao nghe âm thanh đồng vọng dội về làm ấm áp trái tim?

Unknown said...

NT à,
PC chợt nhớ tới 1 bài thơ của thi sĩ Xuân Diệu:

"Nhanh với chứ, vội vàng lên với chứ
Em em ơi tình non sắp già rồi..."

(Bài giục dã...)

SM cái cổ đã dài sẳn rồi (chân dài..cổ dài>>tiêu chuẩn người mẫu) bây giờ mà dài thêm nữa thì chắc là ...siêu mẫu!

PC có cách trình làng trên trang thơ toàn bộ ảnh thành 1 show bên hông trang thơ...

nhanh lên, nhanh lên

Unknown said...

CŨNG XIN THÔNG BÁO VỚI NHƯ THƯƠNG VÀ BẠN THƠ: TÔI ĐÃ NHẬN 121 BÀI THƠ ĐỂ LAYOUT CHO TẬP THƠ MỚI CỦA KIM VĂN NHƯ THƯƠNG ...SẮP PHÁT HÀNH NAY MAI !!

HUONG said...

Khoan khoan... đợi NT lên Chợ Tình hỏi chàng xem có bằng lòng "lên phim" không đã nghen bạn thơ Phượng Các !

HUONG said...

Bạn thơ s@ nói rất chí phải câu này: " Phàm cái gì quý báu thì càng dấu kỹ càng tốt, càng chắc ăn ..."
Có những điều rất riêng tư giữa hai người yêu nhau, nhưng cũng có lắm điều sẽ phải như là cây dó bầu một ngày nào đó tỏa hương trầm để lại cho đời. Phải chăng cây dó bầu được sinh ra trong nghiệt ngã để rồi phải tự hủy mình cho hương ngàn đời sau?

sao... said...

Có những điều rất riêng tư giữa hai người yêu nhau, nhưng cũng có lắm điều sẽ phải như là cây dó bầu một ngày nào đó tỏa hương trầm để lại cho đời.

Sao mà nghe đầy xót xa thế bạn thơ NHƯ THƯƠNG?
Phải đợi đến MỘT NGÀY NÀO ĐÓ sao? Biết đợi đến bao giờ?
Sao không là bây giờ và mãi mãi để đóa hoa Tình Yêu luôn tỏa hương thơm ngát?

Phải chăng cây dó bầu được sinh ra trong nghiệt ngã để rồi phải tự hủy mình cho hương ngàn đời sau?

Giá được như thế thì thi vị quá! Trong dăm ba chục cây dó bầu, chỉ có được mỗi một cây mới có được trầm, nhưng không phải tự thân nó có được mà phải có sự tác động ngoại vi vì do mối kiến đục lỗ gây nên thương tích, cây phải tiết ra nhựa để làm lành vết thương mà tạo ra trầm. Điều quý báu ấy có được cũng đầy đớn đau đấy bạn ơi!

Có phải trong Tình Yêu muốn có được mùi hương thơm ngát cũng phải chịu nhiều đớn đau chăng?

HUONG said...

Một hạt đậu xanh khi muốn nứt mộng đã phải hủy hoại chính mình cho mầm tử đâm chồi. Một cây dó bầu đã phải trằn trọc, chịu đựng trong đau thương dấu kín của vết đứt để dâng hương thơm cho đời. Và NT cũng vậy bạn thơ s@ à...
PHẢI THẾ THÔI...

HUONG said...

NT cám ơn bạn thơ Phượng Các đã đem thơ và văn của NT đến với đời qua một công trình vĩ đại

Vì đối với NT Layout một tập thơ như thể là dồi phấn thoa son cho một cô gái trước giờ vu quy vậy, có thể bạn cảm thấy Layout quá dễ dàng, nhưng đó là phần kỹ thuật mà thôi, còn phần quan trọng hơn là phần mỹ thuật thì nó không đến từ trường lớp nào cả mà nó đến từ tâm hồn thưởng ngoạn nghệ thuật

sao... said...

Đúng lý ra không nên nói những gì ta không hiểu thấu đáo vì dễ dẫn đến sự sơ xuất do chủ quan.

Kiến thức và hiểu biết từ đâu mà có? Lúc còn nhỏ tuổi phải học từ Thầy, lớn lên lăn lộn với đời thì cuộc đời sẽ dạy cho ta những bài học “nhớ đời”. Trong những bài học đời ấy, có cái thì truyền miệng thường bị “tam sao thất bổn” bởi người truyền lại cho ta hay nói theo những suy nghĩ chủ quan của mình, đôi khi có thêm thắt đôi chút nên tính chính xác không cao.

Mặt khác, ta học được ở sách vở tài liệu và trên mạng. Muốn tìm hiểu bất cứ thứ gì ta cũng có ngay những thông tin cần thiết.
Tuy nhiên, Google không phải là một công cụ tìm kiếm chính xác vì nó sẽ tự động cập nhật những bài viết liên quan đến chủ đề lên đó mà không có sự chắt lọc. Ngay cả Wikipedia thuần túy là một trang Bách Khoa Toàn thư, nhưng lại là một trang mở nên ai cũng có thể bổ sung ý kiến riêng của mình.
Google map là một trang có uy tín toàn cầu, dẫu vậy nó cũng có thể sai.
Ví dụ như trước đây nó đã đưa quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào lãnh thổ của Tàu, bị dư luận phản ứng phải gỡ bỏ. Mới đây lại tung lên mạng bản đồ có hiển thị “đường lưỡi bò” bao gồm cả Vịnh Bắc Việt và biển đông của Việt Nam và cho khu vực đó thuộc hải phận của Tàu.

Trong thế giới hỗn mang nầy, chúng ta tiếp nhận thông tin có chọn lọc rồi coi như dựa vào nó mà phát triển ý kiến riêng. Sự chính xác có thể sai lệch đôi chút nhưng cũng nên chấp nhận tương đối.

sao... said...

Tui chẳng có dịp được đi đến vùng Tây Bắc để chứng kiến một buổi họp Chợ Tình nên chỉ căn cứ vào những bài viết trên mạng mà thôi.

Xuất phát cũng vì tấm hình chụp hai người bạn trong trang phục dân tộc Tây Bắc giữa núi rừng...rất chi là TÌNH đã gợi cảm hứng tui viết mấy câu thơ đề tặng như một chút kỷ niệm.

Lại nữa, không biết tự trong sâu thẳm tiềm thức vì cớ gì, cứ mỗi lần nghe bài hát Sơn Nữ ca tui lại tưởng như mình đang ở trong khung cảnh ấy mà xúc động dạt dào. Các cô sơn nữ Tây Bắc đẹp đến thế thì ai mà không mê mẩn?

Mời các bạn nghe qua bài hát đó:

SƠN NỮ CA

Tui có quen một Ông Chú người Bắc di cư 1954, thời trai trẻ cũng là một cây đàn hát. Lúc tui ngoài tuổi hai mươi cũng học đòi theo người lớn tập tành uống rượu. Thỉnh thoảng quá chén, Ông lại lấy đũa gõ lên chén mà hát bài Nụ cười Sơn cước nhưng luôn luôn chỉ hát mỗi câu nầy:
“Ai về sau dãy núi Kim Bôi, nhắn rằng tim tôi chưa phai mờ hình dung một chiếc thắt lưng xanh, một chiếc khăn màu trắng trắng, một chiếc vòng sáng long lanh ôi nụ cười nàng quá xinh...”

Chắc lại cũng có một cuộc tình với cô sơn nữ nào đó đã qua mà ông còn nhớ mãi. Mỗi khi men rượu ngấm đầy tim phổi, kỷ niệm lại ùa về khiến ông bật lên nỗi lòng không che giấu.

NỤ CƯỜI SƠN CƯỚC

sao... said...

Trở về những Chợ Tình của các dân tộc Tây Bắc. Không như bạn Vivu cho rằng "Chợ Tình Khâu Vai" được các ông Marketing PHỊA ra để thu hút khách du lịch từ 1990.

Thực sự thì các sản phẩm du lịch của Việt Nam rất nghèo nàn, khó thu hút khách du lịch nước ngoài nên các ông í thêm mắm dậm muối cho nó hấp dẫn thêm tí chút mà thôi.
Tui không ngại thú nhận điều nầy bởi dường như óc thẩm mỹ chung của người Việt Nam...nghèo nàn lắm! Dọc đường đi về miền tây xuống tận Cà Mau, hai bên đường chỉ thấy toàn cỏ dại với vài bụi chuối thôi, thi thoảng cũng có vài khóm vạn thọ đang độ tàn phai. Màu xanh thiên nhiên ngút mắt, nhưng chẳng ai để tâm chăm sóc trước sân nhà mình cho đẹp. Hay do cuộc sống quá đơn giản làm họ sinh ra...lười biếng? Mấy trăm cây số chỉ toàn một màu xanh đơn điệu như vậy thì thu hút được ai?

Theo các tài liệu thì nó có thật đấy, bao gồm cả Chợ Tình SAPA, Chợ Tình KHÂU VAI và Chợ Tình CHÂU MỘC, trong đó đáng nói nhất là Chợ Tình Khâu Vai vì nó còn mang nhiều đặc trưng của các dân tộc vùng Tây Bắc.

Hai chữ "Chợ tình" đã đi vào cách hiểu của người dưới xuôi như một phạm trù xã hội về tình yêu, hôn nhân. Giải thích thì có thể, nhưng chưa có cách nào định nghĩa thấu đáo về hai từ lắp ghép này. Bởi lẽ, gọi là chợ thì ở đó phải có mua có bán. Nhưng cái tình ở đây không ai bán, cũng chẳng ai mua. Vậy, đâu gọi là chợ!
Trớ trêu, những người yêu nhau lại lấy chợ làm nơi hò hẹn. Bởi vậy, nôm na có thể hiểu, Chợ tình là nơi hò hẹn, trao gửi tình cảm, có những cử chỉ yêu đương diễn ra ở chợ theo phong tục, tập quán tuỳ từng địa phương. Cũng đương nhiên và dễ hiểu vì chợ là đầu mối, là điểm nút của hầu hết những sinh hoạt văn hoá của đồng bào vùng cao.

sao... said...

Ngược lên Việt Bắc, nơi mỏm đầu cao nhất của Tổ quốc thuộc tỉnh Hà Giang cũng có một chợ tình. Ðó là chợ Khâu Vai, cách thị trấn Mèo Vạc 24km về phía đông nam.
Chợ này rất ít người biết đến vì đường xa, cheo leo. Nghe tên "dốc Cổng Trời" Quản Bạ hay đỉnh Mã Pì Lèng (Ngựa thở ra khói) quanh năm mây phủ với những vách đá tai mèo dựng đứng thì nhiều người thối chí. Hơn nữa, phiên chợ tình ở Khau Vai mỗi năm chỉ họp một lần vào mùa xuân (26-3 dương lịch). Ðặc điểm, chợ này chỉ dành cho những người lỡ dịp "kết tóc, xe tơ" khi xưa tìm về hội ngộ... Lúc trước vì một lẽ trái ngang nào đó (phần nhiều do người con trai nghèo quá không đủ tiền sính lễ) không cưới được người con gái mình yêu, nên họ phải ngậm ngùi chia tay nhau. Ðể rồi, 365 ngày mới được một lần thỏa nỗi nhớ mong. Người đến chợ không hẳn là những người trẻ, bởi có những cuộc tình "có duyên nhưng không có phận", nên mới thành ra "lỡ làng đá đã xanh rêu".

Người từ rất xa đổ về, lội suối, trèo đèo có khi cả ngày trời, có khi từ hôm trước mới đến được điểm hẹn hò. Theo phong tục thì vợ của người đàn ông này cũng như chồng của người đàn bà nọ không có quyền ngăn cản bạn đời của mình đi gặp người tình xưa. Những người đàn ông chung tình không chờ bạn ở giữa chợ mà tắt lối, đón đường để sớm bắt gặp dáng hình người con gái đằm thắm, mặn mà năm xưa.

Phiên chợ tình Khâu Vai càng về đêm càng trở nên sâu lắng, chỉ có tiếng trò chuyện thì thầm và tiếng khèn, tiếng hát réo rắt gọi bạn tình vang lên từ những ngọn núi, đồi xa xa. Du khách dẫu một lần đến với chợ tình Khâu Vai hẳn sẽ không quên được những giây phút đầy thi vị này.

sao... said...

Chợ tình còn lại chút này

Riêng Chợ Tình Sapa đã bị “thương mại hóa” nên giảm dần ý nghĩa. Suy cho cùng, bất cứ việc gì và bất cứ ở đâu, hễ có đồng tiền “xâm lấn” là có nảy sinh những vấn đề khúc mắc.

Khách phương xa háo hức trông đợi chợ tình, họ không nuối tiếc thời gian khi bỏ những điểm ngao du khác để tận mắt xem sinh hoạt văn hoá đầy ý nghĩa của người dân Tây Bắc. Nhưng ai cũng thất vọng, nhiều người còn nuối tiếc khi tiếng khèn, vòng quay chiếc ô, bước chân uyển chuyển ở chợ tình chỉ là “động tác giả”.

Cũng có nơi, “chợ tình” chỉ độc diễn mỗi hai chàng trai ôm khèn mà thổi, thiếu bóng hồng sắc nhọn vây quanh. “Hai thằng kia, thổi khèn và quay đi” - đôi vợ chồng người kinh sau khi đưa ít tiền đã cất lời “sai”. Thực hiện yêu cầu, chiếc khèn cầm chặt trong lòng bàn tay, hai chàng trai ngân lên, động tác lắc lư chầm chậm dạo đầu trông mỏi mệt.
Phải đợi đến tiếng “quay đi” lần tiếp theo, cả đám khách hiếu kỳ mới được thưởng thức trọn vẹn động tác quay vòng mê mẩn, tiếng khèn dịu ngọt. Quay hơn chục vòng, bản “tăng gô” giữa bình nguyên đột ngột dừng lại, hai chàng trai người Mông kiệt sức vì chạy “sô” từ đầu buổi tối đến giờ.

Đưa máy ảnh định chụp lấy một kiểu, chiếc khèn trên tay chàng trai dân tộc Mông nhanh chóng được hạ xuống. Bằng thứ giọng tỉnh bơ, anh ta đòi “cho mười nghìn mới được chụp”.

Cứ sau mỗi “tua” diễn, chiếc mũ thổ cẩm trên đầu chàng trai trở thành công cụ “làm kinh tế” hiệu quả. Khách xa cũng rộng lòng, chẳng ai tiếc bỏ ra số tiền xứng với công sức của những “vũ công” vừa bỏ ra. Số tiền kiếm được nhanh chóng tiến hành ăn chia sòng phẳng, họ thực hiện ngay trước mặt du khách như việc làm đương nhiên phải thế.
Con gái vùng cao cũng không còn vẻ e thẹn vốn có. Giữa đông người lạ, việc cầm ô quay vòng theo bước đi của chàng trai thổi khèn cũng thực hiện qua loa. Những sơn nữ này không còn dị ứng với ánh đèn máy ảnh, họ hồn nhiên quay mặt và chỉ đồng ý cho chụp hình nếu khách bỏ tiền mua vài món hàng lưu niệm mà họ mang theo.

Người dân thị trấn Sa Pa không ngạc nhiên vì điều đó. Ai cũng giải thích: “Chợ tình bị thương mại hoá lâu rồi”.

Đêm Tây Bắc rơi thứ sương buốt, có vị mặn của muối. Mọi người chợt giật mình, biết đâu cái thứ sương trời ấy sẽ làm phai màu bộ trang phục thổ cẩm mà người dân bản khoác lên mình, đã nghìn đời nay?

Trần Hưng

sao... said...

Theo phong tục thì vợ của người đàn ông này cũng như chồng của người đàn bà nọ không có quyền ngăn cản bạn đời của mình đi gặp người tình xưa.

Đó là theo phong tục của những dân tộc vùng Tây Bắc, còn tui là người kinh mà biểu tui đồng ý cái chuyện nầy thì thiệt là khó lòng. Trả lời NEVER là đúng lý quá đi chớ!

Lại còn có chuyện nầy nữa:
Hôm trước NT có hứa sẽ nói cho các bạn thơ nghe câu trả lời của NT là có bằng lòng để Người Bạn Đời của mình lên Chợ Tình Khâu Vai không? Đây là câu trả lời của NT : Yes ! Nhưng sẽ có 3 người ngồi bên cạnh nhau cùng san xẻ Một Thời Đã Yêu...

Ai cho bạn thơ NHƯ THƯƠNG được ngồi cạnh trong khi hai người tình cũ tâm sự đâu mà trả lời là YES!

vivu said...

http://nguyentl.free.fr/Public/Ixia/public_ixia_vn.htm

Kính mời các bạn vào địa chỉ trên để xem có ai quen không trước khi đi cùng anh S@ lên Tây Bắc và Khâu Vaị

vivu said...

Địa chỉ trên ...nối tiếp như sau :

../Ixia/public_ixia_vn.htm


VV copy & paste nhưng không xuất hiện đầy đủ ở TT !

HUONG said...

NT thấy hình như đường lên Chợ Tình có thực và cả ảo nữa ! Thực sao quá phũ phàng, còn ảo sao như huyền thoại, vậy mà biết bao nhiêu áng văn chương đã loay hoay với một phong tục, tập quán phóng khoáng như vậy. NT thấy có lẽ người càng sống gần thiên nhiên bao nhiêu, thì cuộc sống của họ càng phóng khoáng như thiên nhiên bấy nhiêu... đất trời bao la, mênh mông, núi rừng, cây lá bạt ngàn, chim kêu, nước chảy... nhìn không thấy đâu là giới hạn, cho nên sự hạn hẹp cõi lòng cũng biến mất
Và từ cuộc sống hòa đồng với thiên nhiên như vậy, tình cảm của họ cũng thật thi vị trong sự thể hiện và chia xẻ nhau, không nhìn thấy sự bạo lực quanh quẩn núi đồi suối thác...
Nhìn lại trang web của bạn thơ Vivu hướng dẫn "chọn nàng" , NT thấy trang phục của họ thật quyến rũ và muôn vạn sắc màu như màu của thiên nhiên. Thượng đế pha màu trời xanh, hoa đỏ vàng tím v... v.. thì họ cũng học lấy sắc màu ấy điểm tô cho nét đẹp của họ- một nét đẹp không cần phấn son bên cạnh

sao... said...

HỎI THU LẠ

Ở nơi đó lá đã vàng chưa nhỉ
Gió mùa thu đã ghé lại chưa em
Mây trắng bay nhè nhẹ có êm đềm
Tâm hồn em đã thấy mềm rung động?

Em đưa mắt nhìn trời cao lồng lộng
Lòng có ao ước gặp mộng tương phùng?
Mềm gót chân để được sánh bước chung
Giẫm trên những vàng phai cùng chiêm ngưỡng.

Sắc thu lạ, em tha hồ mường tượng
Ngỡ ngàng nhìn quanh bốn hướng phân vân
Hồn xuyến xao nghe tim nhịp lâng lâng
Cành lộc biếc nhẹ run, bâng khuâng quá!

Mùa thu tới đổi màu bao chiếc lá
Lắt lay cành, thu đẹp quá phải không?
Thu lạ ơi! Sao thu quá mênh mông
Lơi lả thế! Làm mềm lòng lá úa.

Đón gió thu em khép tà áo lụa
Như giấu tình nở muộn của riêng mình
Nắng thu buồn soi mặt nước lung linh
Khẽ thở nhẹ, em một mình đón đợi!


s@...

Suong Mai said...

Các chợ Tình nổi bật như Khâu Vai và Sapa mang đầy ý nghĩa thi vị tình tứ đối với các dân tộc vùng Tây Bắc và SM cũng đồng ý với các bạn là ngày nay bị “ thương mại hóa “ khi nhiều du khách bốn phương ghé lại thăm viếng. Lỗi hẹn Chợ Tình phải chăng có Duyên mà không Nợ, SM chia sẻ một bài viết luận về chữ Duyên , đồng thời mong các bạn bổ sung thêm ý kiến và tài liệu làm phong phú thêm ý tưởng này.

DUYÊN: Một Chữ Nhiều Nghĩa
Tác giả : HOÀI VIỆT

Trong ngôn ngữ Việt có nhiều chữ đa nghĩa, một từ, một chữ mà hàm chứa nhiều nghĩa
và quá trình tìm hiểu, nhận biết nội hàm của những từ ngữ này là công việc lý thú và cần thiết.
Chúng tôi xin nói đôi điều cảm nhận về chữ Duyên có vị trí đặc biệt trong tâm cảm người Việt, trong đời sống tinh cảm lứa đôi trai gái, vợ chồng của người Việt.
Duyên vốn là từ gốc Hán có nghĩa là nguyên nhân; duyên do, duyên cớ phát sinh ra sự việc. Sau hàng nghìn năm "giao duyên" với tiếng Việt, chữ Duyên mang nghĩa duyên số, duyên phận của con người. Ca dao xưa có câu:
Phải duyên thì gắn như keo
Trái duyên đuểnh đoảng như kèo đục vênh

để mô tả sự hợp duyên "gắn bó keo sơn" và lỗi duyên vênh váo, không ăn khớp như kèo đục vênh trong quan hệ vợ chồng.
Trong cảm thức của người Việt, duyên phận như cái gì tiền định, trừu tượng, mơ hồ, nên bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương mới có câu thơ chơi chữ Duyên thiên chưa thấy nhô đầu dọc - nghĩa là duyên trời chưa thành vợ chồng. Bài thơ Mời trầu cũng có câu:
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôi.

Trong bộ môn nghệ thuật hát Chèo, có hẳn một điệu mang tên Duyên phận phải chiều và ca từ cổ có câu:
Đôi ta duyên phận phải chiều
Dây tơ hồng ai khéo se mà vấn vít...

Chính vì cho duyên là tiền định nên người Việt cổ mới coi chuyện vợ chồng là do ông tơ bà nguyệt lấy sợi chỉ hồng buộc vào nhau.
Hiểu một cách khái quát nhất Duyên chỉ sự tương hợp tinh thần tình cảm bên trong giữa người và người. Câu thơ cổ:
Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
Vô duyên đối diện bất tương phùng

nghĩa là có duyên thì xa vạn dặm cũng có thể gặp gỡ, vô duyên thì đối mặt nhau cũng không thể có sự tương thân hài hoà.
Ngoài nghĩa duyên phận, Duyên còn hàm nghĩa chỉ vẻ đẹp trong ăn nói, tính tình, ứng xử của người con gái.
Trong Mười thương như là chuẩn mực về người con gái thời xưa, có một điều thương là ăn nói mặn mà có duyên.
Người ta có thẻ khen: "Cô ấy có học có khác, ăn nói có duyên quá!" - nghĩa là cô gái nói chuyện hợp tâm lý người nghe, câu chuyện ý nhị, có văn hoá.
Duyên cũng có khi chỉ vẻ đẹp son trẻ bên ngoài. Ca dao có câu:
Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên đi sớm về trưa mặc người.

Ca từ quan họ cũng có câu mang nghĩa tương tự:
Còn duyên buôn nụ bán hoa
Hết duyên ngồi gốc cây đa đợi người.

Trong cảm thức của người Việt, có sự phân định Tình và Duyên mặc dù hai chữ này đều chỉ quan hệ tình cảm lứa đôi trai gái, vợ chồng.
Nếu như Duyên là tiền định, có sẵn trong duyên số mỗi người thì Tình là sự gặp gỡ tình cờ trong hiện tại. Ca từ hò Huế có câu:
Tình về Đại Lược
Duyên ngược Kim Long

là sự phân định ấy. Trong tiếng Việt còn có một từ Duyên gốc Hán nữa có nghĩa là men theo, nương theo, Duyên Hải - chỉ miền đất ven biển, men theo nước biển.
Chữ Duyên ấy đồng âm, đồng tự, song hoàn toàn khác nghĩa, là từ đồng âm dị nghĩa.

Suong Mai said...

Ở nơi đó lá đã vàng chưa nhỉ ?

Bây giờ đã cuối tháng 10 Dương Lịch, chiều hôm qua SM trở lại Luther Burbank, Home and Garden, một di tích lịch sử về nhà Thực vật học nổi tiếng , rất quen thuộc ở thành phố Santa Rosa bên cạnh. Nơi ấy đặc biệt có hai cây Ginkgo biloba , tiếng Việt mình gọi là Bạch quả, lâu bao nhiêu năm không biết mà gốc cổ thụ to lớn , vòng tay ôm không xuể, đứng cạnh gốc một người trông nhỏ bé chẳng thấm thía vào đâu. Công dụng về mặt dược tính thì nhiều nhưng SM muốn nói ở đây cứ mỗi độ thu về lá đổi màu vàng rực rỡ, khi “Mùa Thu chín” thì lá vàng rụng phủ ngập sân như trải thảm, người ta không quét mà cứ để chồng chất tới khi trời chuyển sang Đông. Một ngạc nhiên khác là cây Lựu vẫn đầy hoa đỏ phun lửa Hạ kèm theo những trái lựu nhỏ to treo lủng lẳng. Nắng gần tàn cuối ngày , chỉ còn thưa thớt vài người đang chụp hình kỷ niệm, chẳng qua là mới chớm thu, lá đang chuyển mình chần chừ lưu luyến cành , sắc xanh vẫn còn, lá không muốn khoác chiếc áo vàng vội vã nên chưa lôi cuốn được giới nhiếp ảnh và người thưởng ngoạn kéo tới tấp nập. Hình như họ cũng canh chừng mong ngóng như SM, bởi vì khi toàn cây đã đổi màu thì lúc ấy là thời điểm đẹp nhất để chiêm ngưỡng và lưu lại qua hình ảnh sắc màu không phai, trong vòng hai tuần mà trời chuyển gió, ghé lại thì đã muộn màng. Tuy nói vậy nhưng tỏa rộng cái nhìn ra nhiều nơi , màu sắc đỏ cam vàng bừng lên rồi bạn s@... ạ, có gì lạ chờ xem tiếp hồi sau sẽ rõ.

sao... said...

CHỮ DUYÊN TRONG NHÀ PHẬT

Nhân bài viết về chữ DUYÊN của bạn SƯƠNG MAI trích dẫn, đi tra cứu tài liệu thấy có chữ Duyên trong nhà Phật cũng hay. Xin trích dẫn để mọi người tham khảo.

Trong nhà Phật khi giảng giáo lý hay đề cập tới chữ Nghiệp duyên, vậy chữ duyên trong nhà Phật chỉ cái gì? Chỉ cho tất cả chúng sanh sinh ra đời đều có duyên trước. Đã tạo duyên trước rồi nên ngày nay mới gặp lại nhau, gọi là hợp duyên. Trong kinh kể đức Phật Thích-ca sau khi thành đạo, mỗi sáng trước khi đi giáo hoá hay khất thực, Ngài dùng thiên nhãn quán sát nơi nào, người nào có duyên với mình, Ngài mới đến đó vừa để khất thực, vừa để độ họ, gọi là Phật hóa hữu duyên nhân tức Phật độ người có duyên với Ngài.

Quí vị thấy các thầy Tỳ-kheo, các cô Tỳ-kheo ni đắp y được cắt ra từng mảnh rồi ráp lại, giống như từng thửa ruộng ngoài đồng. Mảnh thì dài mảnh thì ngắn, trên có cái bờ. Tại vì hồi xưa đức Phật thấy người nông phu ở Ấn Độ làm ruộng cũng chia từng thửa, hoặc dài hoặc ngắn, mỗi thửa đều có cái bờ, Ngài mới chế ra y của thầy Tỳ-kheo đắp được kết lại từ nhiều miếng vải như những thửa ruộng dài, ngắn khác nhau. Y đó gọi là “phước điền y”, nghĩa là áo ruộng phước. Tại sao gọi là áo ruộng phước? Bởi vì khi các thầy Tỳ-kheo đắp y đó đi khất thực, người Phật tử hoặc chưa phải Phật tử tới sớt bát cúng dường cơm là gieo duyên với các thầy. Gieo duyên tức là như đem hạt giống tốt gieo vào ruộng phước của thí chủ đó.
Ngày nay chư Tăng Ni ở Việt Nam chúng ta đi khất thực rất ít, mà phần nhiều ở tại chùa. Cho nên quí Phật tử tới chùa cúng là gieo duyên với Tam Bảo. Nhờ gieo duyên với Tam Bảo nên mới biết được Phật pháp, biết nghe quí thầy nhắc nhở tu hành. Quí vị cúng dường gọi là gieo duyên, còn Tăng Ni nhận của cúng dường ấy gọi là kết duyên, nếu nói bình dân một chút là nhận nợ. Phật tử gieo duyên với ai thì người nhận duyên đó nợ với quí vị. Cho nên thế gian có từ “duyên nợ” là vậy.

Duyên nợ của thế gian thì hơi khác. Thí dụ vợ chồng gặp nhau, ban đầu thương mến lắm nhưng về sau tâm ý không hợp, cãi lẫy rồi sanh nhiều chuyện vui buồn, nhưng bỏ thì bỏ không đành. Vì vậy họ nói tại mắc nợ trả chưa hết. Duyên nợ ở thế gian là vậy. Còn duyên nợ trong đạo lại khác.

sao... said...

Trong đạo, người gieo duyên và người nhận nợ đều phải cố gắng tu, cố gắng đem chánh pháp chỉ dạy cho đời này và nhiều đời sau được lợi lạc. Không như người thế gian phải chịu đựng để trả nợ cho nhau. Cho nên giáo hóa người là cách trả nợ trong đạo, cao thượng tốt đẹp hơn cách trả nợ của thế gian.

Cho nên cúng Phật là để gieo duyên, mà đã là gieo duyên thì khỏi khấn gì hết. Cúng dường Tam Bảo nguyện cho Tam Bảo thường còn, để chúng con có chỗ nương tựa tu hành. Đó là tâm niệm chân chánh, hợp đạo lý. Chớ cúng dường mà xin Phật cho cái này, cái kia thì không được. Vì Phật đã từng bảo: “Ta không có quyền ban phước xuống họa cho ai.” Phật chỉ là một vị Đạo sư, tức ông thầy dẫn đường, chỉ cho chúng sanh tránh con đường khổ, đi con đường lành, đó là bổn phận của một bậc Đạo sư.

Chẳng những Phật dạy lý nhân duyên, mà các nhà Nho cũng thường nói: “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng.” Người có duyên với nhau dầu cách xa ngàn dặm cũng có thể gặp gỡ được, còn người không có duyên dầu đối diện trước mặt cũng không thấy nhau. Tại sao? Bởi vì chưa có gieo duyên nên không thương mến, vì vậy tuy đối diện nhưng chỉ ngó ngang, chớ có nhìn đâu mà thấy. Rõ ràng do duyên trước mình đã gây dựng, nên ngày nay vừa gặp lại dù không nhớ gì hết nhưng vẫn có cảm tình.

Bởi đời trước ta không khéo tu, không tạo duyên lành nên bây giờ phải chịu cảnh như vậy. Biết thế ta không than thân trách phận, cứ vui vẻ cố gắng sửa đổi những điểm dở của mình, làm lành, giúp đỡ mọi người, dần dần ta sẽ cảm hóa mọi người khiến ai thấy cũng thương, chừng đó làm gì cũng dễ thành công. Ngày nay thiếu duyên chúng ta gieo duyên để sau này gặp lại ai cũng thương cũng mến hết.

Chùa Cổ Châu - Bắc Ninh năm 2001

HUONG said...

Các bạn thơ,

NT tin vào Nghiệp Duyên - Duyên Nợ - Hữu Duyên... vì tất cả mọi việc đều phải có nguồn cội phát xuất và mỗi người trong chúng ta đôi khi nghĩ rằng đó chỉ là Tình Cờ...
Tình cờ tôi gặp bạn- Tình cờ chúng ta gặp nhau và thành vợ chồng v... v...
Không, nó đã có hạt mầm "quen biết " nhau từ muôn kiếp trước như hạt mầm nho nhỏ trong hạt đậu rồi, đến khi đủ ánh sáng mặt trời, đủ nước và đủ các yếu tố cho hạt mầm ươm chồi, nẩy lộc dưới đất là nơi đã được gieo hạt thì hạt đậu sẽ bước chân ra khỏi cái vỏ đậu, rồi hiện diện trên mặt đất thành cây
Như cái Duyên với Trang Thơ cũng vậy, biết bao nhiêu người làm thơ, văn, bạn bè chung quanh mình, tại sao mình lại gắn bó với TT... đó là cái Duyên làm bạn với nhau vậy

Unknown said...

Đọc comment của SM thấy có 2 câu ca dao nầy hình như ...bị chỉnh lại không biết có đúng hay không?

"Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên đi sớm về trưa mặc người."


Theo PC đã học thì:

Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên đi sớm về trưa một mình.

(Ca dao VN)

sao... said...

Xin mạn phép dẫn chứng về những câu ca dao tục ngữ Việt Nam. Cũng cùng một ý nhưng tùy vùng có thể có những câu biến tấu khác nhau:

Chiều chiều lo bảy lo ba (3)
Lo cau trổ muộn lo già hết duyên
Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên đi sớm về trưa một mình


Ghi chú:* Bản Đồng Tháp không có câu 3 và câu 4 Xuất xứ: - Miền Nam, Vĩnh Long, Đồng Tháp (Câu số 34111 )

Có trăng nên mới phụ đèn
Chẳng ngon thề thốt thì liền bến hơi
Cười ra nước mắt hổ ngươi
Khen ai khéo đặt nên lời ví xưa
Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên vắng ngắt như chùa Bà Đanh


Ghi Chú: * Xuất xứ: - Đại Chúng (Câu số 19858 )

Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên đi sớm về trưa mặc lòng (một mình)


Ghi Chú: * Có bản khác: Hết duyên rốc đực, cua kềnh cũng vơ. Xuất xứ: - Đại Chúng (Câu số 2041 )

Đêm nằm lo bảy lo ba
Lo cau trổ muộn, lo già hết duyên
Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên đi sớm về trưa một mình


Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Nam, Vĩnh Long (Câu số 34834 )

Một mình lo bảy lo ba
Lo cau trổ muộn lo già hết duyên.
Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên đi sớm về trưa một mình.
Một mình an phận một mình
Một ôm củi quế một bình gạo châu


Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Nam, Bạc Liêu, Kiên Giang, Tiền Giang (Câu số 4231 )

Nguồn: Văn Hóa Việt http://e-cadao.com

coxanh said...

LỖI HẸN CHỢ TÌNH thật rôm rả, hôm nay cx mới vào TT được.
Đọc comments của các bạn, cx thấy bàn nhiều về ý nghĩa của "CHỢ TÌNH"... thật ra thì cũng có cái đúng và cũng có cái sai. Đúng ở chỗ là có truyền thuyết về đôi tình nhân không nên duyên vợ chồng, hàng năm về gặp lại nhau tại núi khâu vai... là sau khi họ đã chết rồi, có nghĩa là họ đã hiển thánh. và vùng đất này được người dân chọn làm nơi lễ hội hàng năm , để gặp gỡ lại bạn xưa và kết bạn mới.
Còn chuyện vợ chồng khong có quyền ngăn cản nhau đi gặp lại người tình cũ trong ngày này thì không đúng. chuyện qua đêm chỉ có thể với những người còn độc thân , nghĩa là những người lỡ thì ,góa vợ góa chồng , trai gái mới lớn...
tìm hiểu nhau để két duyên vợ chồng. Còn sự biến chuyển ý nghĩa như bây giờ thì cũng theo thời gian mà cường điệu hóa lên thôi.

Suong Mai said...

Nói về ý nghĩa của Chợ Tình mà người ta cường điệu như Cỏ Xanh vừa nêu thì có sự giới hạn chớ không phải phóng khoáng buông thả mà SM đã hiểu từ trước tới nay. Cái chất thi vị tình tứ đầy cởi mở ấy quả thật dân tộc vùng Tây Bắc vượt xa người Kinh mình, đi chợ về không khéo lại lủng củng , cơm không lành canh không ngọt thì chẳng nên chút nào. Phục thay cái cuộc sống rất đơn giản đạm bạc, gian khổ , đầy thiếu thốn về mọi mặt nhưng dường như thanh thản tâm hồn, sức sống vẫn vươn lên trong vùng rừng núi bạt ngàn. Có phải họ gắn bó mảnh đất quê hương quen thuộc từ bao đời , đương đầu với thiên nhiên , quan niệm sướng khổ chỉ do cái đầu óc mình gán ghép ? Cả ngày đồng áng rẫy nương cực nhoc để tối về lăn ra làm một giấc ngủ say không mộng mị ? SM lệ thuộc vào vật chất, phương tiện , cứ nghĩ là chắc người dân vùng cao heo hút ấy khổ tâm lắm nhưng biết đâu họ lại cho rằng chính mình mới là người lãnh nhiều khổ đau vì lệ thuộc? Thôi thì sống trong hoàn cảnh nào thì mình đối phó với hoàn cảnh ấy , tìm niềm vui cho ngày tháng trôi qua nhè nhẹ chớ làm chi phân vân đúng hay sai hoặc phải hay quấy. Hiện thời bây giờ mới biết qua sách báo , phim ảnh và bạn bè kể chuyện, SM cũng mong ước có ngày được đặt chân lên nhiều vùng đất nổi tiếng của quê nhà trước khi khi lụm cụm ngồi yên một chỗ mà tiếc ngẩn ngơ...

HUONG said...

Nếu được chọn lựa, NT vẫn muốn chọn lựa một cuộc sống gần gũi thiên nhiên để tâm hồn được phóng khoáng như đất trời vậy. Dường như những người sống nơi thôn dã, chốn núi rừng, quanh biển rộng thì họ sẽ biết cách làm cho cuộc sống của họ phong phú về mặt tình cảm hơn hay sao ấy... Qua bốn mùa năm tháng, họ được Thượng đế ban tặng cho cảnh sắc đầy thi vị và họ thưởng ngoạn quà tặng với trọn tấm lòng

HUONG said...

Nhân chữ tình trong bài thơ Lỗi Hẹn Chợ Tình và mùa thu, NT gởi đến các bạn thơ một bài thơ tình ...

THU ĐÃ VÀNG CHƯA

Em về thu đã vàng chưa
Mà sao lá đổ xếp vừa dấu chân
Xóa đi bụi đỏ tần ngần
Vờ như đi lạc đến gần bên em
Em cong môi đỏ êm đềm
Ta chao cánh mỏng, hồn mềm làm sao
Mặt trời rực rỡ xôn xao
Trao em chút nắng của xao xuyến vàng
Ta nghe tà áo rộn ràng
Bên con dế nhỏ kêu vang chỗ ngồi
Mặt trời rực rỡ đấy thôi
Hay màu áo lụa em rơi chốn này
Ta leo dốc mỏi trọn ngày
Đợi em một thoáng đã đầy sát na
Thôi thì em hãy kiêu sa
Vàng như lá rụng để ta ... yêu thầm

Như Thương

Suong Mai said...

Chuyển dùm Hồng Phượng

VƯỢT QUA
(Bài thơ riêng tặng Kim Chi)

Thêm một nỗi buồn rơi xuống đời

Bao năm quần quật đến mòn hơi

Sức tàn, lực kiệt còn đâu nữa

Vạn vật sinh tồn vốn nổi trôi



Thương em mờ mịt đường tương lai

Ngõ cụt chắn ngan gây trở ngại

Vò võ tơ vò ai gỡ rối

Gia đình chung sức vượt chông gai



Em ạ ! Cố lên sẽ vượt qua

Phong ba bão táp cuốn đi xa

Bình minh rọi nắng về muôn ngã

Đời tặng riêng em ngàn đoá hoa



26/1011

HP tặng Kim Chi

Suong Mai said...

Cám ơn Hồng Phượng đã cho biết tình hình sức khỏe của Kim Chi, chúc mừng cô Út nay đã qua cơn nguy kịch nhưng cũng nên sắp xếp về SG khám lại cho chắc chắn đặng có cách điều trị kết quả hơn. SM sẽ chuyển quà của các bạn gởi về cho KC một ngày rất gần, cố gắng tĩnh dưỡng và thuốc men đều đặn, vững tinh thần nhé KC, mau hồi phục rồi đón Tết mừng Xuân, SM rất muốn xem vườn Mai của KC trổ nụ.

Thien Thanh said...

Thay mặt KimChi cám ơn các bạn quan tâm.chi giờ đã qua cơn nguy kịch tại bệnh viện BMT chuẩn bị về Sàigòn điều trị lâu dài vì đã bị một lần và đây là lần tái phát nặng hơn nguy hiểm tính mạng,một phần vì KChi xem thường không uống thuốc đầy đủ điều trị tận nơi,nằm dưới dạng ủ bệnh thiểu men gan của siêu vi gan B đưa tới tiền xơ cứng ung thư.
Một lần nữa cám ơn các bạn trang thơ.

sao... said...

Người Á Đông chúng ta quan niệm về tình dục không tự do buông thả như người Tây phương đâu!
Chúng ta hãy nhìn cách thức giao tế của người Tây phương để tự mình nhận xét xem sao?
Ngoài việc khi gặp nhau thường bắt tay rất lịch sự, nếu thân mật hơn họ sẽ ôm nhau. Và trong những bữa tiệc họ cũng hay ôm nhau khiêu vũ. Tất nhiên nhìn bề ngoài họ rất lịch sự, nhưng có nhiều người “đàng hoàng trong cái đám lộn xộn” trong những điệu nhảy đặc biệt hay trổ mòi để có dịp đụng chạm cơ thể người nữ ở những vùng nhạy cảm với mục đích khêu gợi dục tình. Chúng ta cũng thừa biết hơi hướm và có sự đụng chạm thân thể giữa hai người khác giới thì cơ thể mỗi người sẽ sản sinh ra hormone làm hưng phấn dẫn tới sự thèm muốn tình dục. Chuyện họ đưa nhau đến một chỗ riêng tư sau đó cũng là “chuyện thường ngày ở huyện”, và chuyện họ không giữ lòng chung thủy đối với người bạn đời không phải là chuyện quá to tát đối với quan niệm sống của họ. Họ hay rêu rao sự tôn trọng của họ rằng “nhất phụ nữ, nhì trẻ con, ba súc vật”, có nghĩa là trong mắt họ người phụ nữ là nhất! Nhưng hãy xem tỷ lệ các đôi vợ chồng lôi nhau ra toà ly dị giữa phương Tây và phương Đông đi.

Thậm chí mới đây tôi được đọc trên mạng bài viết của một cô đầm sống và làm việc lâu năm ở Việt Nam than thở “Gái Tây bị ế! Thanh niên Việt Nam thường muốn người vợ của mình còn trinh tiết trong đêm tân hôn, mà đối với người con gái Tây phương việc nầy không thể chấp nhận được ?!?! “.

Tôi ngẩn người ra khi đọc câu nầy. Thôi thì do xã hội của họ có quan niệm tự do như thế cũng đành đi. Nhưng có những người con gái Việt Nam cũng học đòi sống theo kiểu “sống thử” hay tự do tình dục trước hôn nhân thì phải coi lại cách giáo dục đạo đức của gia đình và phẩm hạnh của họ.

sao... said...

Ông bà xưa đã thấy rõ cái nguy cơ ấy hoàn toàn không phù hợp với quan niệm đạo đức của người Á Đông nên trong Nho Giáo có dạy câu “nam nữ thụ thụ bất thân”?
Đây vốn là một câu nói có xuất xứ từ lâu đời và được ghi lại trong sách Mạnh Tử như sau:
"Thuần Vu Khôn rằng: nam nữ thụ thụ bất thân, đó có phải là lễ?; Mạnh Tử đáp rằng: đó chính là lễ. Thuần Vu Khôn lại nói: Vậy chị dâu mà sắp chết đuối thì mình có cứu không? Mạnh Tử trả lời: Trong lúc đó thì phải biết cứu chị chứ không nên khư khư ôm lấy cái lễ thường".

Nguyên tiếng Hán của câu này là 男女授受不亲 (Nan nv shou shou bu qin), trong đó:
- Nam tức là nam giới
- Nữ là người nữ
- Thụ (chữ đầu tiên) là cho đi
- Thụ (chữ thứ 2) là nhận về
- Thân là thân gần.

Ý cả câu muốn nói rằng: Nam nữ đưa và nhận của nhau thứ gì đều không được đưa trực tiếp, ví như muốn đưa thì người này phải để vật xuống bàn, người kia lấy vật từ bàn mà lên chứ không được tay trao tay. Nghĩa lớn hơn là giữa nam và nữ phải có khoảng cách, không được tùy nghi có những cử chỉ thân thiết, gần gũi với nhau.

sao... said...

Trở lại chuyện những người xưa gặp lại nhân dịp ngày 26 tháng 3 Âm lịch hàng năm ở Chợ Tình Khâu Vai theo tôi nghĩ hình như trước đây mọi người đều “ngộ nhận” về chuyện gặp gỡ của họ.
Tôi cho rằng những người dân tộc Tây Bắc rất thấu hiểu quan niệm sống Á Đông nên chồng hoặc vợ bằng lòng cho người phối ngẫu của mình tự do được gặp người tình cũ mỗi năm một lần nhân dịp Chợ Tình vì họ biết rõ hai người gặp nhau chỉ để tâm sự trút hết những nỗi niềm riêng, những đớn đau chua xót không được sống bên nhau trọn đời vì nhiều lẽ. Chắc chuyện “qua đêm” chỉ ở đến mức độ vậy thôi chớ không tiến xa hơn. Và tôi viết bài thơ Lỗi Hẹn Chợ Tình ở đây cũng nằm trong khuôn khổ đó.

Những người tiếp thị du lịch hay vài anh phóng viên nhà báo “cà chớn” nhân dịp nầy muốn tô hồng chuốc lục cho một sự kiện văn hóa đặc trưng của người dân tộc Tây Bắc chệch đi một hướng khác để làm mồi nhử cho những khách du lịch cũng “cà chớn” như họ thôi.

sao... said...

Không riêng gì người Á đông có tập quán “trọng nam khinh nữ”, tính cách gia trưởng đã ăn sâu tận gốc rễ người đàn ông trong gia đình và hầu hết người đàn bà luôn tuân phục người chồng ở mọi mặt.
Xin mở một dấu ngoặc ở đây. Tập quán trọng nam khinh nữ có lẽ xuất phát từ việc phải có con trai để nối dõi tông đường. “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”. Từ đó ăn lan sang quan niệm sống mà khinh nữ chăng?

Lại nữa, có lẽ là từ xưa đến giờ, mọi việc liên quan đến cuộc sống thực tế trong gia đình từ tiền bạc đến giao tế với xã hội đều do người chồng đảm trách.
Nhưng việc đó trong xã hội hiện nay đã lỗi thời vì người phụ nữ hiện đại đã tham gia rất nhiều trong mọi mặt sinh hoạt của xã hội và họ có thể tự túc về vấn đề tiền bạc. Từ đó họ có những suy nghĩ độc lập và hành xử mọi việc theo ý mình mà luôn đòi quyền nam nữ bình đẳng chăng?
Ta cũng dễ nhận thấy là không cứ gì trong gia đình mà ngoài xã hội cũng vậy, tiếng nói của người nắm giữ tiền bạc luôn luôn có trọng lượng!

Vì sao có câu “ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhựt”? Người phụ nữ Nhựt luôn luôn làm tốt trong việc cung phụng người chồng và họ tự xếp mình vào hàng thấp hơn, thậm chí đi ra đường cũng không dám đi sóng đôi ngang hàng.
Và việc khinh nữ không chỉ nằm trong phạm vi Á đông mà nó còn ăn lan sang Trung Á, Trung Đông thậm chí cả Phi Châu. Biểu tượng rõ ràng nhất là chiếc áo trùm đầu Burka của phụ nữ Hồi giáo với biết bao nhiêu tệ nạn đau lòng. Rồi còn những tục lệ dã man đối với các bé gái ở Phi Châu nữa.

sao... said...

Mở rộng vấn đề, mời các bạn nghe một bài hát Thu và tôi sẽ nói đôi chút về quan niệm trên dựa vào lời bài hát.
NGÀN THU ÁO TÍM- Hoàng Trọng-Vĩnh Phúc-Hiền Thục
Ngày xưa xa xôi, em rất yêu màu tím...
Tuổi thiếu nữ đầy mộng mơ nàng đã rất yêu màu tím.

Từ khi yêu anh, anh bắt xa màu tím...
Nhưng đến khi Tình Yêu chớm nở, nàng đã bị người yêu bắt rời xa những mộng mơ của mình và nàng đã hy sinh vì chừng như Tình Yêu có sức mạnh lớn hơn, hấp dẫn hơn.

Từ xưa lúc còn ở tuổi thanh xuân, khi nghe lời bài hát tôi vẫn cảm nhận được sự chua chát. Nó như có một sợi tóc rối chen ngang làm vướng sự trôi chảy mềm mại của điệu Valse và cũng vướng víu đôi chút tâm tình của người thiếu nữ.

Từ khi xa anh, em vẫn yêu và nhớ...
Ấy vậy mà nàng vẫn khứng chịu, vẫn yêu vẫn nhớ dù anh đã xa em.

Có lẽ chỉ có những cô thiếu nữ của thế kỷ trước mới đành lòng vậy thôi, chớ bây giờ có thắp đuốc đi tìm giữa ban ngày cũng không thể tìm gặp được. Anh chàng nào vẫn còn quan niệm gia trưởng nặng nề như vậy có mà ở giá suốt đời.

Nhưng chuyện đời muôn mặt mà. Biết đâu đấy!

HUONG said...

Thật tâm mà nói, NT vẫn thấy Chợ Tình Khâu Vai là một nét văn hóa đáng cho chúng ta ngưỡng mộ vì tâm mọi người đều là Tâm Hiền, nên xã hội đã chấp nhận, người chồng hay vợ cũng không thắc mắc điều chi- mọi chuyện từ sự tin tưởng lẫn nhau; tiếc rằng khi thế giới lãng mạn của họ bị thế giới phồn hoa đô hội xâm chiếm cả không gian và ý nghĩa thì chữ tình của họ đã bị biến dạng, biết bao giờ tìm lại được nét xưa...