Monday, November 2, 2009

Nguyện Ước


102 comments:

Suong Mai said...

Bà con thông cảm , thông cảm...
Tối hôm qua thức khuya vì Nguyện Ước nhiều quá nên khi xong rồi post liền lên Trang Thơ , nhưng mà không phải là gõ chữ thiếu , chỉ tại không kéo cái Text Box ra cho đủ chỗ hẹn Kiếp Sau.
HàHà, Ngàn Sau ơi , chưa làm được cái chuyện thuốc Nam với bó lá xông nên còn lơ tơ mơ đó. Sáng dậy đọc thư và comment tá hỏa liền , tỉnh ngay tức khắc vì có ý kiến cho rằng:
MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ XƯA NAY CHƯA TỪNG CÓ.
CÂU CUỐI CÙNG CHỈ CÓ 7 CHỮ

chutxiu said...

Đọc bài thơ xong, thấy tiếc một điều: nếu "CHO mình nguyện ước" thì cái anh chàng nào đó quả thật vô tình đến đáng đem bắn bỏ đi. Người ta đã ước nguyện trao cả 'nguyên dáng kiều" rồi mà đành than "thôi thôi..." hẹn kiếp(sau?). Chútxíu tức anh ách đây, nên vận dụng hết chũ nghĩa tìm ra được chữ "MỘT" để thay thế "CHO", để cho anh chàng biến mất đi, trở thành một bóng mờ để TT một mình thả lòng về mà ước nguyện thêm chi nữa.

ngansau said...

Tại sao phải lo lắng nhiều vậy TRC
sơ sót kỹ thuật là thường ,ai nói gì thì nói,có khi tác giả "dấu" đi chữ cuối để cho độc giả tuỳ nghi thêm bớt...hồi nảy NS cũng hơi vội vã ,bây giờ mới NGỘ ra thì mọi sự đã muộn màng..thôi thì làm lại ...trong cuộc đời đã bao nhiêu lần làm lại rồi,sá chi lần này...phải khg SM ?

quehuong said...

Hà hà! Thiên-Thanh à!

Thất bộ, thất bái...là "kiếp sau" OK thôi.
Hẹn "chút xíu' gặp lại, làm gì mà chútxíu "tức anh ách" "zậy".

ngansau said...

Bài thơ làm tự bao giờ
Mà sao duyên kiếp hửng hờ lứa đôi
Tưởng rằng đi trọn cuộc đời
Ai ngờ dừng lại nửa vời..nghiệp duyên !
Kiếp này thôi chẳng thắm duyên
Kiếp sau xin hẹn cõi tiên đền bồi !

Thien Thanh said...

Rất cảm động cám ơn các bạn hỏi thăm Con Virus dữ dằn...Trong đánh uống ,chích ngoài xông nên nay cũng đỡ đỡ thấy TrT mấy ngày không vô như thiếu một cái gì...
Các bạn đã chỉ vẽ các thứ thuốc thật hay như phải đi BS,thuốc củ hành ,hít dầu dầu khuynh diệp...còn lá xông phải gởi mua tận bên Tàu..à còn kèm theo lên Chùa cầu xin đức Phật đánh dùm con Virus H1N1 nữa chớ,Đức Phật chỉ một cô tóc thề đang lâm râm cầu nguyện..kiếp này kiếp sau gì gì đó..
Đừng lo nếu lỡ chết kiếp này..còn có kiếp sau nữa..con à.Vậy là yên tâm ra về ..làm thơ tiếp
Cám ơn NT nổ phát súng đầu tiên(Nghe NS đọc một lèo)
Bây giờ ..nghiệp duyên là cầm cày với chàng OBAMA..

quehuong said...

Hi Thiên-Thanh,
Mà kiếp sau bạn đã thành Tiên, ở trên Thiên giới xa quá, cao quá...rồi có làm thơ "thả xuống trần gian" được không đây.
E-mail hỏi Ông Phật hay ông Trời ra "điều kiện" trước đi.

Thien Thanh said...

SMai ..ơi,TThanh đã gởi mua mấy gói thuốc xông rồi,hôm nào có sẽ gởi lên cho SM,quả thật cúm này kinh khủng qua..từ nam cali mà lây lên tới Bắc Cali lận đừng lo thuốc Tiên mà,,,
À không quên cám ơn SM ,Tthanh thích những đóa hoa sen này lắm và nền lá trông thật thanh thoát,dịu dàng khiếu thẩm mỹ Art của SM tuyệt vời,TThanh cảm nhận như vậy ..TK./

Thien Thanh said...

Hi QH,
Ông Phật trả lời rồi cõi tiên không xa lắm đâu,ngay ở trần gian này..

có một câu hát của Văn Cao thì phải"Thiên thai trong lòng nàng đây thôi" hà hà ,bệnh mới dậy không biết nhớ có đúng không?

quehuong said...

Trả nợ và trả lời,

Hôm nay "thảnh thơi" một chút..đọc lại các comment, mới thấy mình còn nợ Bạn sao một câu hỏi, bạn hỏi mình "chổ nào đèm đẹp"..

Vả lại Thiên-thanh vừa qua cơn .."cúm heo" rồi Nguyện Ước hẹn Kiếp sau lên trời, chà phen này chắc là Nử Tề Thiên sắp đại náo Thiên Đình rồi.
Thấy Phượng-Các hăm he nhắc nhở Bạn Sao coi chừng "bụng bự' lên, chà còn Ông Trời Con Vivu đòi "cướp dâu" nửa chớ..thật là đa dạng Trang Thơ..làm cho Thiên Thanh "đọc xong thì đà khỏi bệnh".
Cuối cùng cũng để hậu tạ cái Slide Show "Sự Thành thật của đàn ông" do Ngàn-Sau ưu ái gởi tặng.

Bây giờ thì tui tìm thấy đươc một chổ cũng khá là "đèm đẹp" để giúp TT khỏi phải "mần thơ" cho gió đem xuống, Bạn Sao thì khỏi lo "bụng bự" và Ông trời con ViVu khỏi cần "cướp dâu" gì ráo...cứ theo tui về miền sông Hậu mùa này ăn canh chua cá linh hay là bông điên điển xào tép..rồi làm nghề chạy xe ôm, lén vợ chở con "đào nhí" đi chơi là đâu ra đó hết trơn.
Đây là đoạn văn tả cái cảnh tên..mà tui cho là đèm đẹp lắm rồi..Bạn nào "nghe mùi" hấp dẩn, muốn đọc toàn bài..thì hú Thiên-Thanh OK.

..trích..Khúc sông bên lở bên bồi.

Chợt, ở dưới bến sông khúc nhà anh Sáu vẳng lên tiếng đờn. Anh Sáu chắc đang buồn tình đời, xuống chiếc ghe thương hồ kỷ niệm để ca vọng cổ đây. Đó là chiếc ghe cà-dom, mui tròn, chở được chừng vài tấn. Ngày trước, khi hai vợ chồng anh Sáu còn son trẻ, tổ ấm của họ là ở đó. Họ lang bạt kỳ hồ, rong ruổi khắp vùng sông nước để mua bán sống qua ngày. Giờ lớn tuổi rồi, kiếm được cục đất cất nhà, anh chị Sáu lên bờ. Anh chạy xe ôm giống tôi. Chị ôm chiếc xuồng nhỏ ngày nào cũng chở dừa, chở mía đi bán, mãi tối mới về. Chiếc ghe đó là ghe “kỷ niệm”, theo lời anh Sáu. Nó hư hỏng anh cũng phải tu sửa, lâu lâu lại kéo lên bờ trét chai mấy chỗ rỉ nước. Ai hỏi mua ghe anh cũng không bán. “Để làm chỗ nhậu chơi và ca vọng cổ”. Anh Sáu ca mùi lắm, lại có mã bề ngoài nên anh là nghệ sĩ của làng tôi.

Tiếng anh Sáu bay trên sông:

“Ghe chiếu Cà Mau đã cắm sào trên bờ kinh Ngã Bảy, sao cô gái năm xưa chẳng thấy ra… chào!”…

Tiếng ca anh lạn dài trên mặt nước như khói như sương. Chợt anh ngưng bặt, gọi với sang:

- Chú ba ơi, chú có nhà không xuống ghe nhậu chơi! Có cá linh non nấu canh chua đây nè…

Con bé nhìn tôi cười cười. Tôi hỏi nó:

- Con qua bển chơi với cậu không? Nghe ca vọng cổ chơi.

- Thôi cậu đi đi. Con coi chừng quán. Nó đảo mắt nhìn quanh xem có mẹ nó ở đó không rồi thì thào - Với lại… với lại… con có hẹn…

- Với trai hả con?

Tôi cười ầm lên. Còn nó mắc cỡ nhìn chỗ khác.

Tôi và anh Sáu ngồi đối diện. Chen giữa là cái cà-ràng (3) nấu củi, mới bắc lên nồi canh chua cá linh non. Quả nhiên có tô bông súng ngắt cọng và tô bông điên điển đi kèm…

Tôi hỏi anh Sáu về chuyện bị bắt quả tang trên phà Cồn Tiên hôm nọ.

- Sao? Bữa chở con Hường đi chơi bị em vợ bắt tại trận, về chị Sáu nói sao anh?

Anh Sáu cười khơ khớ. Cái cười có duyên của cha này hèn gì đàn bà không mê sao được.

- Bả đòi giết tao chớ sao! Tổn nhơn lắm mày ơi. Tao nói tao không có. Bả nằng nặc bắt tao thề độc. Mầy biết bả bắt thề ở đâu không? Vô Dinh Đức Cố Láng Linh (4) mà thề. Mà dinh ông Cố thì mầy biết rồi. Linh dữ lắm. Thề ở đó chết thiệt, hộc máu thiệt chớ có phải hộc máu cải lương đâu!

- Rồi anh làm sao?

Anh Sáu rót rượu ra ly. Anh nâng ly tưng tiu như vuốt ve người tình. Hớp một ngụm, anh khà một tiếng, rồi đưa nửa ly cho tôi.

- Bả đâu có thấy tận mắt, nên tao chối, chối riết. Sau cùng, bả ép quá, tao đành nói: Bà bắt tui thề, tui mà có chết, Bà đừng khóc nghe!

quehuong said...

(tiếp)..
Tôi với anh cười rần. Nói vậy khác nào thú thiệt. Rồi anh trầm ngâm.

- Nói vậy chớ, tao thương bả lắm. Hai vợ chồng tao đâu có con cái gì. Hồi còn khổ, đeo chiếc ghe này lang thang, hai vợ chồng với cái cà ràng hủ hỉ có nhau. Giờ đỡ đỡ, lên bờ rồi, phụ rẫy người ta coi sao được mậy!

Anh lại uống. Anh gắp cá linh cho tôi, cho anh. Bông điên điển nổi vàng trong nồi nước. Bông súng nhúng vào quấn quyện cùng nhau. Sống thác như vậy mới thiệt nghĩa nặng tình sâu với nhau…

- Tao đào hoa chút thôi chứ không bỏ đi luôn như anh rể mày đâu. Mày thấy vợ tao không? Nó lặn lội trên sông bán từng trái dưa, bó mía. Đành lòng nào tao bỏ nó được… Bỏ đi vậy… Tổn nhơn lắm!

- Giờ chị Sáu đi bán gần về tới chưa anh?

- Chưa… chắc nay lại ế nữa rồi. Bơi xuồng năn nỉ, lạy lục người ta…

Anh Sáu dạo đờn. Tiếng anh cất lên bay vọt nóc ghe, lảnh lót như tiếng tên bay xé gió.

“Người ta đã có đôi rồi

Chiếu chăn đâu ấm bằng người tình chung”

… “Đêm khuya nay ngồi chờ con nước lớn. Nỗi buồn đau cứ canh cánh bên lòng…”

hết trích./

chutxiu said...

Bạn QH ơi! Tại sao chútxíu tức anh ách hả? Cả một trời tình còn nguyên được trao cho mà không nhận còn đi tìm kiếm đâu nữa ? Hay sợ không kham nổi mối tình ngàn năm dồn lại trong một kiếp? Cả hai trường hợp đều đáng trách. TT hãy mạnh dạng mà nói "coi chừng kiếp sau!" thử anh chàng nầy có dám không nhúc nhích tí nào?

Vien Khach said...

VK bị Cúm hành hạ mấy tuần nay , không muốn làm gì cả . Tưởng bệnh cúm này chỉ một mình VK vướng phải , nào ngờ cũng có vài bạn Trang Thơ bắt chước bệnh theo . Hôm nay trước khi đi BS tái khám . Đọc bài thơ Nguyện Ước của Thiên Thanh, VK thấy được lòng chung thủy của Tác gỉa đối với người bạn đời thật đáng trân quý :

Nghiệp duyên ràng buộc với nhau,
Kiếp này chưa trọn, xin cầu kiếp
sau .

Bài thơ lại được Trang Chủ lồng trong bức minh họa thật khéo, cảnh vật và màu sắc của bức tranh phù hợp với ý thơ .
Sau cùng, VK xin chúc Thiên Thanh luôn đạt được mọi ước nguyện của mình trong suốt cuộc đời này .

sao... said...

Gởi bạn QUÊ HƯƠNG

TT- – TTO - Chiều 2-11, tuần lễ hội Oóc Om Bóc của đồng bào Khơme Nam bộ diễn ra tại tỉnh Sóc Trăng đã kết thúc sau những trận tranh tài sôi nổi của hàng chục đội ghe ngo đến từ các tỉnh khu vực ĐBSCL.
Hòa cùng tiếng trống trận vang dội trên sông nước, điệu lâm - thôn của đồng bào dân tộc Khơmer rộn ràng, 8 đội ghe ngo nữ bước vào những trận tranh tài quyết liệt ở cự li 1.000m.
Đúng như dự đoán của giới chuyên môn, sau khi giành hạng nhất ở cự li 600m vào ngày hôm trước (1-11), đội Đơm Pô ở xã Đại Ân 2 (Long Phú, Sóc Trăng) tiếp tục đoạt cúp vô địch cự li 800m với phần thưởng 20 triệu đồng. Đối với Công ty Cổ phần thủy sản Út Xi, do có đến 70% nữ công nhân là người dân tộc Khơme nên lần đầu tiên công ty mạnh dạn đầu tư một đội ghe ngo nữ và đã xuất sắc giành được hạng nhì.
Ở nội dung đồng hàng nam cự li 1.200m có đến 29 đội tham dự nên cuộc đua kéo dài đến khi trời sập tối. Nếu như năm trước đội Bốn Mặt của huyện Mỹ Tú vượt qua đội KósTung của huyện Cù Lao Dung thì hội đua ghe ngo năm nay đội KósTung đã gặp lại đội Bốn Mặt ở trận chung kết và đã “lật kèo” ngoạn mục để giành chức vô địch trong rộn rã tiếng hò heo của hàng trăm ngàn khán giả. Lần đầu tiên Cà Mau đưa ghe ngo tham gia lệ hội Oóc Om Bóc nhưng cũng đã lọt vào vị trị 4 đội dẫn đầu nội dung đồng hàng nam cự li 1.200m.
Kết thúc hội đua ghe ngo - kết thúc lễ Oóc Om Bóc, hàng trăm ngàn người dân Khơme ĐBSCL lại tiếp tục trở về với ruộng đồng, hăng say lao động, sản xuất và tiếp tục chờ đợi lễ hội Oóc Om Bóc năm sau.

ngansau said...

Thấy trang thơ có mấy comments không hiểu nỗi ,nên cũng xin góp chút ý tưởng lạ vừa thu nhặt được,nếu chưa NGỘ được thì xin hỷ xã cho .
CÔ LÁI ĐÒ

Ngày xưa có vị tỳ kheo
Cất am sườn núi cheo leo non ngàn
Lánh xa bụi bặm trần gian
Một lòng thiền định, đạo vàng chuyên tu
Nơi đây thanh tịnh bốn mùa
Trăng soi suối ngọc, gió lùa cửa không.
Dưới chân núi có con sông
Có đò đưa khách bềnh bồng sang ngang.
Mỗi lần có dịp hạ san
Để đi hóa độ xóm làng đó đây
Thời sư phải đáp đò này
Con đò độc nhất ngày ngày lại qua,
Lái đò là một lão bà
Tay chèo còn khỏe, tuy già vẫn vui

Một hôm hành khách tới nơi
Ngạc nhiên nào thấy tăm hơi bà già
Thay vào là một dáng hoa
Một cô thiếu nữ mặn mà xinh tươi
Duyên nét mặt, đẹp nụ cười
Hỏi ra mới biết là người phương xa
Tới đây xin với lão bà
Trước là ở trọ, sau là tiếp tay
Giúp bà đưa khách sông này
Bà nhìn người đẹp nhận ngay chẳng từ

Thế rồi trên bến sông xưa
Khách sang đò bỗng sớm trưa rộn ràng
Thăm sư, lễ Phật, viếng am
Ngắm phong cảnh đẹp thênh thang hữu tình
Ngắm thêm cô lái đò xinh
Dáng người yểu điệu, thân hình thướt tha
Khiến cá lặn, khiến chim sa,
Êm đềm tiếng ngọc, mặn mà lời hoa,
Mái chèo theo cánh tay ngà
Lướt trên mặt nước loang ra sóng vàng,
Sóng đưa hành khách sang ngang
Một vùng sông nước mơ màng thăng hoa.

Sáng nay sư phải đi xa
Khi sư xuống núi cũng qua đò này,
Tiền đò hành khách nơi đây
Sang sông chỉ phải trao tay một đồng,
Riêng sư khi trả tiền công
Cô đòi sư những hai đồng! Lạ thay!
Ngạc nhiên sư hỏi cô ngay:
"Sao tôi phải trả tiền này gấp đôi?"
Mỉm cười cô khẽ trả lời:
"Sang sông khách đáp đò tôi hàng ngày
Kẻ qua, người lại chốn đây
Nào đâu lạ lẫm như thầy hôm nay,
Thầy vừa đáp chuyến đò này
Lại luôn nhìn ngắm tôi ngay từ đầu
Nên thầy phải trả trước sau
Gấp đôi người khác cũng đâu lạ gì!"
Sợ lôi thôi, cãi làm chi
Sư đành vội trả phứt đi hai đồng.
Chiều về am, phải qua sông
Sư nào dám ngó bóng hồng xinh tươi
Xuống đò ngồi khuất xa rồi
Gầm đầu, cúi mặt xuống nơi lòng đò.
Đò trôi qua bến êm ru
Kỳ này chắc mẩm thày tu hết phiền.
Nào ngờ khi khách trả tiền
Nhận xong cô lái đò liền cám ơn,
Riêng sư cô khẽ nói thầm:
"Xin thầy trả gấp bốn lần người ta!"

Ngạc nhiên sư hỏi cho ra:
"Tại sao buổi sáng tôi qua đò rồi
Cô đòi tôi trả gấp đôi
Nói rằng tôi lỗi vì ngồi ngắm cô,
Chiều nay suốt lúc qua đò
Tôi đâu liếc mắt nhìn cô chút nào
Lòng đò tôi cứ trông vào
Cô đòi gấp bốn! Tại sao lạ đời?"
Nghiêm trang cô lái trả lời:
"Sáng nay thầy chỉ nhìn nơi phía ngoài
Nhìn bằng cặp mắt thường thôi,
Chiều nay thầy lại nhìn tôi toàn phần
Không bằng mắt, mà bằng Tâm
Tâm nhìn khắp cả châu thân trong ngoài
Cớ sao thầy lại kêu nài
Lời tôi nói vậy có sai đâu nào!"
*
Sóng vàng chợt vỗ dạt dào
Sư nghe vừa dứt bỗng đâu bật cười
Hình như đã ngộ thêm rồi
Ngước trông sóng nước êm trôi dập dình
Quay nhìn cô lái đò xinh
Cô đà biến mất bóng hình còn đâu!
Kể từ ngày đó về sau
Chỉ còn bà lão bạc đầu mà thôi
Mái chèo bà lão ngược xuôi,
Con đò lờ lững đưa người sang sông.

Tâm Minh Ngô Tằng Giao
o !

la thu vang said...

Chào TT.
Không thấy đăng đàn vì cảm cúm,giờ "xuất chiêu" với UỚC NGUYỆN,ai sao không biết,chớ LTV thấy lòng ấm áp quá,Cám ơn TT nhé.
"Phù sinh ai có gọi mời ai đâu .
Chẳng qua là không duyên không nghiệp thôi."
toàn cảnh sen thật phù hợp với bài thơ,làm toát lên vẻ thanh thoát,thánh thiện của thiếu nữ.Trang chủ thật tài tình về mảng này,làm mình nhớ đến cách đây 2 ngày {rằm tháng 10 âm lịch},mình cùng 1 anh bạn nhỏ,vào 1 quán cơm chay,được trang trí rất..."sen" đấy trang chủ ạ.

Thien Thanh said...

Chút Xíu à,thấy CXíu tức anh ách TThanh cảm động lắm ,mới nấu cơm xong chưa kịp ăn chạy lên đây hỏi ChútXíu có "kế sách" gì bày TThanh với.Nghe nói ChútXíu sắp đi chợ tình Khâu Vai..nhớ rủ TThanh,NS khăn gói bị gậy đi với,các bạn thơ ai có hứng thú thì ghi tên gia nhập nhé..Để hỏi lại SM ngày giờ...vào lúc nào??

Thien Thanh said...

VK ơi vẫn chưa bớt cảm hở,TThanh may nhờ vi trùng cúm lướt nhẹ,hoặc là chê TThanh gầy gò nên chỉ ghé sơ sơ,bây giờ thường nhức mỏi vai vào buổi tối,và nhức hai bên thái dương ,đắp nước nóng thì rất đỡ..đi làm còn hơi lảo đảo đó nhưng cuối năm tháng rồi phải thân chinh đi trả "nợ đời chứ"
Rất cám ơn VK trước khi đi tái khám mà còn ghé trang thơ vui với bạn bè đôi chút..Thân mến!

Thien Thanh said...

Cám ơn Sao đã chuyển một bài "tường trình'độc đáo về hội đua ghe hàng năm vẫn diễn ra ở ĐBSCL.Ai đã từng xem hội đua ghe thuyền thường là thấy háo hức..
Các ghe thuyền đoạt giải chắc có chở cả lời Nguyện ước ,cầu mong được vậy

Thien Thanh said...

LáthuVàng ới ơi,chị thấy ấm lòng hở,thế thì bài thơ Phù sinh của LTV đâu nhỉ,hôm nào cho bạn bè và TThanh thưởng ngoạn nhé
Giờ này NS chắc chuẩn bị đi ngủ rồi để hỏi xem CôLái đò của NS đã đến bến bờ nào rồi??

Thien Thanh said...
This comment has been removed by the author.
Suong Mai said...

Đọc Nguyện Ước của TT giữa mùa hoa Sen là SM thích liền, nhìn biết bao tấm hình mà vẫn không chán. Đóa Sen nào cũng có cái đẹp thanh thoát riêng,hương thơm tỏa ngát, phân vân mãi cuối cùng thì chọn một tấm dành cho TT đó. SM nhớ lại cách đây 3 năm được một cô bạn đãi ăn chè hột sen của Huế, 10 hột như chục, ngon ơi là ngon. Lại thêm cái món gỏi ngó sen giòn rụm và lá sen gói cái gì cũng thơm. Có bài hát:
-Tưởng lòng mình là hương cốm
Biết lấy tay ai làm lá sen .

Cốm vòng ngoài Bắc đã thơm, được gói bằng lá sen nữa thì hương thơm tuyệt diệu lắm đó.
Cám ơn TT, VK, LTV đã thích và khen tấm hình SM chọn, làm xong mà bản thân cũng ngắm nghía mãi thôi, đến nỗi chẳng chú ý gì đến một chữ "sau" cuối cùng mất biệt.
Hồi sáng post lại bài thơ làm mất lời khen " dáng kiều " của Như Thương, vào lại nghe Nàng Thơ.
Còn cái chuyện TT hỏi khi nào đi chợ tình Khâu Vai, chưa được đâu vì ưu tiên hết thời gian về thăm Má, tình tang đành đứng thứ hai vậy.

HUONG said...

Các bạn thơ ơi,

Lần này NT lẹt đẹt đến sau nên chi " coi cọp " mà khỏi cần mua vé !
Trang thơ với những comments thật đầy thú vị
Vẫn còn ấm ức với hai chữ Hết Trích của bạn thơ Quê Hương
Rồi tủm tỉm cười với bài thơ Cô lái đò của bạn thơ Sương Mai

Và nhất là vẫn còn mơ tưởng " Nguyên Dáng Kiều " của bạn thơ THIÊN THANH sau khi đọc bài thơ NGUYỆN ƯỚC - Chết chửa, may là NT là con gái đấy, mà còn tơ tưởng đến thế, huống hồ chi các đấng tu mi nam tử !?
Chữ ấy chết người thật bạn thơ Thiên Thanh ơi

Nói nhỏ với các bạn thơ rằng hổm rày mấy ông bà bác sĩ hành tội NT quá đi thôi - NT lại sắp sửa Harakiri lần nữa đây và được quyền nghỉ vacation 3 tuần lễ theo giấy bác sĩ, nhưng mà NT ký sự vụ lệnh cái rẹt cho " nguyên dáng Kiều của NT" được nghỉ ... 6 tuần là ít ... Ô ... hô -

sao... said...

“ Phù sinh ai có gọi mời ai đâu!”
Nếu cuối câu thơ có một dấu tán thán tự sẽ được nâng lên một bậc xúc cảm của người làm thơ.
Không dám bình thơ bởi mình có biết gì nhiều đâu! Nhưng đọc lên nghe câu thơ hay quá. Ai có gọi mời ai đâu! Chỉ xin nói suy nghĩ của mình trên cái nền văn hoá Đông phương còn sót lại đôi chút trong ý nghĩ thôi chớ kiến thức mình còn nông cạn lắm, mà trong tay cũng không có chút căn cứ nào để dựa vào.
Hẳn ở đây Thiên Thanh muốn nói đến chữ DUYÊN.
DUYÊN NỢ: Chắc ở đâu đó trên cao kia có Ông tơ Bà nguyệt se mối chỉ hồng cho những đôi lứa sẵn rồi. Người ta bảo hai người gặp gỡ và sống với nhau là do cái số, không cãi lại được. Ngọt bùi cùng chia , đắng cay cùng chịu. Nhưng cũng có người bị se lộn mối chỉ hồng, khó có thể sống đời với nhau. Đến lúc nầy, tuỳ theo bản lĩnh và cảm nhận của mỗi người mà xảy ra việc kế tiếp.
DUYÊN PHẬN: Việc nầy mình nghĩ là do tự thân mỗi người. Trong muôn trùng những người quanh ta, biết đâu có một ngày , một kẻ xa lạ tình cờ đi ngang qua đời ta, rồi ai biết đến một phút giây nào đó, trong mối đồng cảm hai người lại đến với nhau. Cũng là chữ duyên đấy, nhưng nó nhẹ nhàng và không đặt nặng vấn đề ràng buộc đời nhau. Cũng có khi bén duyên sẽ được lâu dài. Đến lúc nầy chắc là Ông tơ Bà nguyệt sẽ tháo sợi tơ lộn mối kia mà cột chặt hai người với nhau. Tắt đèn làm lại. Mình nghĩ đó là ĐỊNH MỆNH.
Đó không phải là cái vòng lẩn quẩn đâu, nhưng là luật tuần hoàn cùa vũ trụ. Bất kỳ cái gì hiện hữu trong vũ trụ cũng sẽ hoàn nguyên. Tình Yêu là vô hình, nhưng niềm vui nó mang lại cho con người rất cụ thể.

hpham707 đã chọn một bức hình minh hoạ cho bài thơ rất đẹp và phù hợp với ý thơ. Nền lá xanh và cánh sen hồng tôn vinh thêm cho ý thơ thanh thoát, màu sắc rất trang nhã. Có điều là cánh hoa đã mãn khai rồi, không còn là một nụ hoa hé nở để có thể xây được những nguyện ước nhiều hơn, dài lâu hơn.

Sống ai mà không mơ ước nhỉ? Có mơ ước thì phải nguyện cầu, phải cầu xin với một đấng tối cao nào đó cho mơ ước mình thành sự thật.
Nhưng mình mà bước tới sân chùa thì chắc Phật sẽ ngoảnh mặt, tới cổng nhà thờ thì đã thấy có mấy đứa đuôi dài đầu sừng chờ sẵn vì tội lỗi muôn trùng. Thôi đành thui thủi một mình đợi đến đêm chờ ngắm sao rơi mà nguyện ước. Nếu tình cờ chộp được một vì sao xẹt, phải nhanh tay mở một cúc áo mà đọc lời nguyện ước thì mới thành.
Ngày mai phải mặc một cái áo sơ-mi mới được, vì ban đêm mình toàn mặc áo chui đầu không có nút. Nhưng bạc đầu rồi thì biết ước cái gì đây? Đừng có nói già rồi thì ước cho sức khoẻ dồi dào sống lâu trăm tuổi nghe. Chuyện đó thì chỉ cần ăn uống điều độ, nghỉ ngơi đúng giờ là được, mắc gì phải ước?

quehuong said...

Bạn Sao và các Bạn,
Nhân Bạn Sao nhắc đến Phù Sinh, Duyên nợ, Duyên Phận.
QH xin mời các Bạn cùng đọc lại một bài hát nói, thơ của Cụ Á nam Trần Tuấn Khải, một nhà thơ tiền chiến.
Và một bài thơ của một người bạn trẻ vùng đồng bằng Nam Bộ nói về Kiếp Phù Sinh:

Duyên nợ phù sinh
Á Nam Trần Tuấn Khải

Mưỡu:

Trời Nam biển Á bao la
Nực cười vơ vẩn là ta với mình
Ham chi duyên nợ phù sinh
Nghìn thu luống để vương tình nước non

Hát nói:

Nợ duyên, duyên nợ
Kiếp phù sinh xoay trở biết bao xong
Chiếc thuyền con chất nặng gánh tang bồng
Đâu đã biết nước đời trong với đục
Tự thị hành tàng quan thế cục
Nhãn tương mộng huyền tống kim sinh
Gẫm nghìn xưa, ai anh hùng, ai chí sĩ, ai cao khiết, ai tài tình
Trong khổ hải lênh đênh ai cũng thế
Thôi thế sự vui buồn chi sá kể
Nước non này tri kỷ dễ làm thinh ?
Sa chân xuống cõi phù sinh
Một duyên, hai nợ, ba tình, ai ơi
Yêu nhau xin nhớ lấy lời.


PHÙ SINH
Nguyễn Minh Luân



Thả nỗi nghĩ suy cho sự thăng hoa tràn trề khát vọng
Niềm đam mê dâng hiến
Như nắm đất lặng lẽ vun cây đơm hoa trái mùa màng
Em xinh tươi đi qua đời anh bằng vóc hình của quỷ
Như hai kẻ lạc loài bấu víu vào nhau tìm sự sống ở đời
Khúc đồng dao quê mẹ
Thiêu đốt hồn trai trẻ
Sự nung nấu ý tưởng làm con người ta tự tin trong cuộc sống
Thời gian lấy đi từng ngày để lại cánh đồng gieo gặt
Sông nước Cửu Long quặn thắt
Đắm đuối những hồi sinh
Hớp ngụm phù sa
Bật lên mầm sống

Sông Trẹm - NML

ngansau said...

NT ,
Chừng nào HARAKIRI thì khi lên bàn mổ nhớ nghĩ đến những người bạn thơ sẽ tăng thêm tinh thần can đảm,và trong giấc mơ cứ nghĩ mình là TIÊN NỮ đang đi chu du khắp thế giới ! khi tĩnh lại sẽ ghi lại những bài thơ xuất thần hơn ! để PC còn tiêp tục layout tập thơ mới !

Nguyen Tue Minh said...

Nguyễn Tuệ Minh muốn ca ngợi Trang Chủ đã bỏ nhiều công lao minh họa bài thơ "Nguyện Ước" thật dễ thương của Thiên Thanh bằng 1 bức tranh nên thơ, đẹp mà trang nhã, thanh thoát lạ lùng! Thoạt nhìn thì cứ tưởng như TT đang muốn lẫn trốn vào trong đám hà hoa, vào trong trùng trùng hà diệp! Cũng may la đóa sen hồng chỉ che nửa mặt hoa, chứ che hết thì còn gì là thơ nữa, còn gì là họa nữa phải không các bạn?

Hơn nửa phần đầu bài thơ, ước nguyện nõn nà xanh như màu lá, xanh một trời bích ngọc; nghe như thoang thoảng đâu đây, hương sen bát ngát dịu dàng, đằm thắm cả tâm hồn...
Nhưng đi đến cuối bài thơ thì như nghe văng vẳng đâu đây tiếng thơ dài rất nhẹ của TT... Niềm vui ban đầu như đã sớm xa bay, chỉ còn lại một chút xót xa, mơ hồ, nghĩ suy, cảm xúc mang mang ít nhiều thiền vị & như thể TT để hồn mình mơ đắm về một bến đổ xa xôi trong 1 kiếp nào chưa tới!
Vì vậy nên Ngàn Sau mới nhanh nhẩu chúc TT kiếp sau sẽ được đền bù: "Thành một cô tiên (Hà Tiên Cô trong Bát Tiên chăng?)trên cõi non bồng nước nhược!"
Riêng NTM thì chỉ muốn chúc TT & các bạn thơ ngày ngày được thanh thản dạo chơi bên hồ sen nở, ngắm trăng lên, thưởng thức hương sen thơm ngát... đừng bao giờ như Nguyên Sa,luôn tự hỏi lòng: "... mình là hương cốm" rồi suốt đời băn khoăn tìm kiếm trong vô vọng: "Chả biết tay ai làm lá sen?"

ngansau said...

Mấy hôm nay NS hơi lảng đảng nên có vô comment ngoại đề mong bà con miễn chấp,sáng nay cô cháu ở
MINNESOTA gởi qua chuyện
này :

_Cá nói :Anh không bao giờ thấy được nước mắt của tôi,vì tôi sống
trong nước...
_Nước nói: Tôi cảm nhận được nước mắt em,vì em luôn sống trong tim tôi...
_Cá nói : Em yêu anh ! Em luôn mở to mắt mình để cho anh có thể chảy vào trong em,để em luôn nhìn thấy anh !
_Nước nói: Anh yêu em! Anh luôn ở bên em,để em có thể quấn quít lấy em,để anh có thể ôm em trong lòng mình...
_Nồi nói : Sắp sôi rồi ! còn ở đấy mà tâm sự...

Bác ơi ,ý nghĩa gì hả bác,nhờ các nhà thơ giải thích giùm !

quehuong said...

Ngàn-Sau à..Bà con "cãm cúm" quá trời cho nên mình cũng phải ráng ...lạc đề..một chút cho Bà Con qua cơn..ho..để trời sáng lại đó mà. Riêng nử sỉ NT...Cấm ho. Đã gởi KSBLBB qua mail.

Câu chuyện cô cháu và bà vừa kể là "Nồi canh chua cá vồ và bông cây so đủa". Ai chưa biết cá vồ và bông so đủa thì cứ hỏi Phượng-Các hoặc Sao.

ngansau said...

PC chắc CÚM rồi ,khg thấy đâu hết,TT ơi gởi lẹ lá xông cho PC,thay vì gởi cho SM !

Thien Thanh said...

Ngoại...chuyện
E ..hèm,TThanh còn hơi cảm cảm nên cũng ráng trữ vài gói thuốc lá xông,ngoài ra đang gởi thêm một mớ nữa may ra chuyến này làm ăn phát tài..vì dịch cúm tràn lan TrangThơ
quý vị nào cảm...dơ tay lên (nhất là PC nghe nói nghẹt mũi nói không ra hơi..lời Trang chủ,VV nhức đầu,Cxanh chóng mặt ..toàn là tin hành lang ,TThanh không chịu trách nhiệm..)TThanh sẽ gởi lá xông qua liền Email Express cam đoan không tính cước phí,để các bạn vào vui trang thơ...(hì hì) biết đâu thuốc bổ này cũng góp phần giảm cảm đó....Mong là vậy các bạn hỉ

sao... said...

Trời đất ơi!
Thầy Bà gì của Trang Thơ đâu mất tăm hết rồi?
Thầy bùa, thầy thuốc nam, thầy thuốc bắc v.v…lúc bình thường thì nói năng rôm rả, khi hữu sự thì để bà con quặc quẹo hết trơn vậy? Hay là lo cho cái mạng mình chưa xong thì còn ngó tới ai?
Ở VN tui, cái dịch cúm heo làm thiệt mạng “nhân dân” nhiều nhứt trên thế giới. Ra đường, tới sở ai cũng trùm cái khẩu trang giống in mấy thằng Ninja của Phù Tang.
Tui thì cứ khơi khơi thôi, chẳng cần thuốc men gì ráo trọi. Cứ bắt đầu ra đường, tui bèn lấy chai dầu xanh con ó trét lên lổ mũi là xong. Mấy con vai-rớt cúm nội nghe cái mùi dầu là gài số de chạy mất xác rồi.
Người nào mà không chịu được mùi dầu cũng ráng xức thử đi, hiệu quả lắm đó. Chẳng cần xông xiếc hay củ hành củ tỏi chi cả.

Thien Thanh said...

Cám ơn TM dù rất bận rộn cũng vào vui Trangthơ,đúng như TM nói lá hoa và cô thiếu nữ được SM sắp xếp một cách tài tình,TThanh cũng thích nhất suối tóc của cô..
Quả thật nhìn tấm hình thấy lòng rất thanh thản.

Lại một lần nữa nữ sĩ NT thích nguyên dáng kiều hở..Hồi xưa học Kiều thấy gian truân quá,lòng tự nghĩ Kiều ở tuổi ..chưa cập kê chắc đỡ khổ hơn...Đó là thiển nghĩ thôi,hổng biết NT còn có cao kiến gì chăng ?Thân mến chúc qua cơn "bão dữ" và như NS nói sẽ cho đời thưởng thức nhiều nhiều vần thơ tuyệt vời nữa nhé.

Thien Thanh said...

Huynh PC ới ơi...đúng là miền Nam có nhiều cái kỳ lạ.Cá vồ là cá gì vậy?Bông so đủa à à cái này có nghe nhưng cái tên cũng thật lạ..chắc có tuồng tích gì đây??PC giận ai chả lẽ giận Cá vồ,bông so đũa,huynh vui lòng cho bà con biết với để mở rộng thêm tầm mắt.Thiệt là vạn tạ.TThanh

Thien Thanh said...

À còn có bạn nào muốn xem truyện KSBLBB của tác giả Thiện Phạm,TThanh cũng sẽ xin chuyển qua Mail,truyện khá đặc sắc nói về sông nước NamBộ và tình người nghèo khó nhưng rất chân tình,nếu có thì giờ bạn xem cho vui.TThanh,thân mến

HUONG said...

NT đã lên lịch rồi ... trước khi Harakiri sẽ đi biển và mặc ... áo tắm 2 mảnh ! Để khoe với biển rằng: Ta vẫn còn nguyên Dáng Kiều. Chỉ tại dao kéo làm ta thành 4 lỗ mà thôi...

Lạy Trời cho các ngài bắn sĩ đừng để NT phải nối 4 điểm đó lại thành Nửa Vầng Trăng

Chuyện này chắc phải hỏi Thượng Đế trần gian Vivu thôi, vì làm Thượng Đế là sẽ biết tất cả !?

HUONG said...

Bạn thơ Thiên Thanh ơi, bạn mà hỏi đến BÔNG SO ĐŨA thì bảo đảm Trang Thơ sẽ lên đến 50 comments về loài hoa ấy cho mà xem, tin NT không ?
Đề tài này dành cho LIỀN ÔNG nói trước nha !

Suong Mai said...

Dạo này SM quờ quạng làm sao ấy, bài thơ của TT thì dấu mất chữ cuối cùng, còn bài hát Paris có gì lạ không Em của Ngô Thụy Miên phổ thơ Nguyên Sa, nghe mấy chục năm nay mà cũng còn nhầm lẫn
.......
Paris có gì lạ không em?
Mai anh về mắt vẫn lánh đen
Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm
Chả biết tay ai làm lá sen
.......
Bạn SAO ơi, bây giờ bạc đầu thì ước cho sức khỏe dồi dào là nguyện ước chính đáng nhất dẫu cho mình chỉ còn sống dù có một ngày.Không phải chỉ cần ăn uống điều độ, nghỉ ngơi đúng giờ là được đâu nhé, SM thuộc lòng câu không có sức khỏe là mọi chuyện đều vô nghĩa rồi lắm rồi.

sao... said...

Lại “nghĩ xấu cho người tốt “ rồi.
Quả tình bọn tui đâu có muốn vậy, chẳng qua đó là cái thuộc tính mà ông Trời lỡ trao cho bọn tu mi thì đành phải cắn răng mà thực thi thôi!
Đâu có phải khi không mà miếng bánh từ trên trời rơi xuống tay mình, phải trầy vi tróc vảy lắm mới có được đó chớ! Có lúc phải dày công biết bao nhiêu mà vẫn không tìm được. Nói chi đâu xa, ngay trong TT của mình thôi, nhìn cái gương của Chút Xíu mà hãi sợ!!!

NGÀI ViVu ơi! Bận sau xin NGÀI vui lòng chuyển cái gánh nặng nầy sang cho phe “tóc dài” dùm đi cho bọn tui đỡ mang tiếng.

vivu said...

Xin Chào Bản Làng !

Cả tuần lễ nay ,cái mắt phải của VV cứ giật giật liên hồi,cứ nghĩ là có sao "Hóa Lộc" chiếu mạng,ai ngờ Trang Thơ réo 'ra-phan" !

Trước hết là Chúc Lành đến TT:ước gì được nấy,không phải chờ đến kiếp sau đâu ! (cái này hơi Lộng Ngôn,chỉ vì Nàng Thơ NT có cái tài đặt "Nghệ Danh" để cả làng gọi theo thì VV cứ thử đóng trò xem có nhập vai hay không!)

Về việc đục 4 cái lỗ của NT có 2 trường hợp xảy ra:
1. Nếu vòng 2 lớn hơn 90cm thì sau khi tỉnh dậy,BS sẽ giải thích là cái camera bị mỡ che mất nên có nửa vầng trăng thay vì 4 lỗ !

...

coxanh said...

Cỏ xanh bị virus cúm chiếu tướng, thua liểng xiểng...hôm nay xông được mấy lần nên cũng đỡ đôi chút...vào TRANG THƠ ngay...cảm liền bốn câu:

Xanh tươi suối tóc mây huyền
Trao anh trọn kiếp còn nguyên dáng kiều
Ngiệp duyên ràng buộc với nhau
Kiếp này chưa trọn, xin cầu kiếp sau

TUYỆT VỜI!

Nếu như ghép bốn câu này thành một bài thơ thì cũng quá đầy đủ ý nghĩa... phải không các bạn?

vivu said...

...
(xin tiếp trường hợp 2 của NT )
2.Nếu như bớt Thèm linh tinh,ăn chay niệm Phật một tuần trước khi vào BV thì vạn sự yên tâm !

Các huynh QH và Sao kể chuyện bên giòng Sông Hậu nghe hấp dẫn thiệt,không biết còn lại mấy chiếc áo bà ba,nghe nói dạo này bay qua Đài Loan,Hàn quốc gì đó hết rồi ...

Huynh Chút Xíu đã chuẩn bị đi Khâu Vai chưa ? Đệ đã mua vé rồi đó,kỳ này mà không gặp người xưa thì đến đêm mùng 4 rạng mùng 5 tết đến chợ âm phủ ở Bắc Ninh một chuyến,nghe nói nơi ấy là điểm gặp gỡ của người âm và người dương !

tim luc binh said...

CÚM,
Cúm lan khắp bốn phương trời
Đông ,Tây,Nam,Bắc đều mời CÚM vô
Mỗi nhà thăm chút rồi gone
Ai ai cũng tưởng mình saw thiên đàng !
Nhân sinh trong cõi phù trần
Ký sinh,qui tử ,vô thường là đây!

Nếu còn vào được TRANG này
Thì TA vẫn sống,ngày VUI vẫn còn!

quehuong said...

Chà chà,
Kỳ nầy Ông Trời Con lại đi Khâu-Vai. Nhớ về viết bút ký nghe. Nhưng khi đi nhớ mang theo "hộp kim chỉ" để mà Khâu cái Vai tại chổ trước khi vào E.R nha, chổ đó không có xe cấp cứu à nghe.

Còn nử sỉ NT thì đã đến Trà-Vinh là biết bông so-đũa rồi.

Thiên Thanh chưa biết thì copy cái địa chỉ này, bỏ vào thanh search mà xem "hoa" cho biết. Riêng tô canh chua tép thì tặng người sắp sửa Karakiri.

Bông so đũa.

http://picasaweb.google.com/hatrungliem/BongSoDua#5400261292736879490

Nhớ mở full screen bằng cách bấm vào cái ô chử nhật phía dưới bên tay phải, kế chử Google.

Còn cá vồ hả...là cá Basa...bán đều trời bên Mỷ này đó.

Nhân đây cũng xin giới thiệu tới các Bạn một đặc thù của miền sông Cửu là Đua Bò. Mùa này là mùa đua bò, phải không Anh Sao...không nhớ rõ lắm.
Mời các bạn vào xem:

Đua bò.
http://picasaweb.google.com/hatrungliem/UaBo2009#5400249750743999330

(Dùng giống như hướng dẩn ở trên).

Hi Vivu:

QH có cơ hội trở lại vùng Sóc-Trăng, Bạc-Liêu, Cà-Mau mấy lần, và cũng là dịp để biết thêm nhiều về "những chiếc áo bà ba xuất khẩu". Sự thật "bên trong" có nhiều chuyện đau lòng. Nói chung lại thì "cái áo Bà Ba có ra đi, nhưng khi trở lại cũng không mang về cái áo Xường-Xám".

Thân quý tất cả.

Tái bút:
Huynh Sao, QH xa quê hương đã lâu, cho nên có thì giờ muốn sưu tầm lại những gì mà người dân miền Lục Tỉnh đã có và cũng để đở nhớ nhà. Những cái clip và những truyện ngắn
tuy không nói lên hết được các đặc thù, nhưng cũng cố nói lên được phần nào về nơi chôn nhao cắt rún,
nếu có thiếu xót xin Huynh bỏ qua và nếu có những gì mới mẻ xin huynh bổ xung cho.

Thien Thanh said...

NT ơi giỏi thay giỏi thay làm thầy thuốc Nam rồi làm thầy tiên tri nữa chứ,mừng thay trangthơ mình có những bạn vàng tài nghệ siêu quần...
Khi nào có những kiẻu hình "tiên sa lạc nhạn" nhớ gởi trang thơ bà con thưởng lãm với nhé bảo đảm NT nguyên dáng Kiều bà con lé luôn...TT có nhớ Phùng quán thì phải..dáng Kiều thơm..trong Tây tiến ..hìhì(hơi lạc đề không sao lên núi rồi lạc xuống biển ..rồi vòng trở lại)

Huynh PC tuyên bố bữa nay "diện bích cấm khẩu" nên ..không đụng đến món cá vồ... biết sao bây giờ
Cám ơn QH cho thấy hình bông so đũa với đua bò...vui à nhen

NGAN SAO said...

HAI BẠN CHÚT XÍU và VIVU ơi,

Nếu đi KHÂU VAI thì nhớ ghé coi
THI HOA HẬU QUÝ..BÒ nghe ,hấp dẫn lắm,còn hay và đẹp hơn HOA HẬU QUÝ BÀ ,vì không bị kiện cáo ,ai mập mạnh ,đẹp đẽ thì trúng giải...

Năm ngoái tui đi KHÂU VAI rồi,năm nay chúc các bạn đi vui vẽ ,bình an ,gặp được người xưa...

Thien Thanh said...

ViVU ơi Sao hóa lộc là gì thế..(Cái tội cái gì ..cũng muốn biết) cái này đụng tới nghề của chàng rồi đó..hèn chi Thượng đế cứ chạy qua chạy lại giữa NT và VV??


Cỏ Xanh, mùa cảm cúm lây từ đông sang Tây ,từ Bắc tới Nam từ trên trời xuống đất,mừng CX sẵn thuốc lá xông chuyến này hợp tác làm ăn nghe CX bên này đang chuẩn bị ...nhiều người cần lá xông lắm ..đấy.hì hì khỏe mạnh là tuyệt vời rồi.Thân mến.

Thien Thanh said...

Xí mê nói lộn xin nói lại bài thơ Tây Tiến của Quang dũng không hiểu sao TThanh cứ nhầm hai tác giả này ,Phùng Quán nổi danh với bài Lời Mẹ Dặn,còn Quang Dũng với Đôi bờ,Đôi mắt người Sơn Tây,Tây tiến...

Trong bài thơ Tây Tiến có câu
Khèn lên muôn điệu hồn man dại!
Buồn lên hiu hắt súng ngửi trời!
..Mường Luông em xa khơi!

Nhớ lõm bõm là vậy..và
Hà Nội dáng Kiều thơm !

Bệnh dậy đầu óc còn lãng đãng ..wá!

Phải nhớ nguyên bài tặng NT rồi...

sao... said...

QUÊ HƯƠNG ơi!
Bạn nói một câu làm mình chưng hửng:
“Còn cá vồ hả...là cá Basa...bán đều trời bên Mỷ này đó.”

Cá thuộc họ Pangasiidae (họ cá tra) với tên Việt có những loài sau:
•Helicophagus waandersii - Cá tra chuột
•Pangasius gigas - Cá tra dầu
•Pangasius kunyit - Cá tra bần
•Pangasius hypophthalmus - Cá tra nuôi
•Pangasius micronema - Cá tra
•Pangasius larnaudii - Cá vồ đém
•Pangasius sanitwongsei - Cá vồ cờ
•Pangasius bocourti - Cá xác bụng (cá ba sa)
•Pangasius macronema - Cá xác sọc
•Pangasius pleurotaenia - Cá xác bầu
•Pangasius conchophilus - Cá hú
•Pangasius polyuranodon - Cá dứa
•Pangasius krempfi - Cá bông lau
Trong 13 loài trên có 12 loài thuộc chi Pangasius và 1 loài thuộc chi Helicophasus. Ngoại trừ 3 loài: cá hú, cá dứa và cá bông lau, những loài cá trong họ cá tra có 3 nhóm: nhóm cá tra, nhóm cá vồ và nhóm cá xác.
Trở về nguồn gốc tên Việt của 3 nhóm cá này: tên cả 3 nhóm đều thuộc vào từ ngữ vay mượn từ tiếng Khmer: cá tra từ chữ trey pra, cá vồ từ chữ trey po và cá xác từ trey chhwaet. Còn ba loài còn lại thì cá hú trong tiếng Khmer thuộc trey pra (cá tra) và cá dứa được gọi là trey chhwaet (cá xác). Chỉ còn lại cá bông lau, tiếng Khmer gọi là trey bong lao.
Dân miệt dưới khoái nhậu rượu đế với canh chua cá vồ lắm. Ngửa mặt lên hớp gọn ly rượu đế, khà một cái rồi húp miếng canh chua, cắn một miếng mỡ bụng cá vồ cái sực, thêm miếng ớt hiểm, nhai nhóp nhép trong ngọn gió sông thì thiệt là “sướng rên mé đìu hiu”.
Còn cá basa hả? Để dành bán qua bên Tây bên Mỹ mà lấy tiền đong gạo nuôi vợ con ở nhà.

quehuong said...

Hà Hà bửa nay QH gặp Bạn rồi,
Con cá vồ nấu canh chua bông so đủa nhậu với rượu đế thì còn gì bằng.
Vào năm 2002, khi cá Catfish từ VN
nhập vào Mỷ cạnh tranh mạnh mẻ với ngành kỷ nghệ nuôi cá catfish ở Mỷ và vì thế cuộc chiến 'phá giá' nổ ra và kết quả là cá Catfish Vn không được dùng tên catfish nửa mà phải sang là cá Basa. Như vậy Cá catfish, cá basa, cá Vồ...liên hệ Bà Con như thế nào, xin mời các bạn cùng đọc những trao đổi dưới viết từ năm 2002..khi cuộc chiến cá catfish chưa kết thúc, nhưng dù với tên nào đi nửa thì người dân Nam Bộ vẩn khoái gọi nó là cá vồ...và cá vồ mà nấu canh chua bông so đủa nhậu với rượu đế thì mới "tuyệt cú mèo" được.


BẠN BIẾT GÌ VỀ CÁ BASA?
Sau đây là vài lời đối thoại với bạn hữu trên mạng Thư Viện Việt Nam OnLine về cá Basa. Nay chúng tôi xin trích đăng lại tất cả về cá Basa cho quý bạn hiểu thế nào là cá Basa.
Khoảng thời gian gần đây chúng ta nghe nói về cá Basa xuất cảng từ VN sang Hoakỳ, và bị nhóm nuôi heo... , nhóm nuôi cá của Mỹ xúm nhau đánh hội đồng. Trên 508 trại nuôi heo... , nuôi cá xúm nhau nộp đơn tập thể mà muốn đá cá Basa VN ra ngoài, còn trong khi đó nhóm nuôi tôm Sú của Trung Quốc ào ạt tung vào thị trừơng Mỹ làm nghành nghề đánh tôm của ngừơi Việt tại Alabama rất nguy khốn, những người Việt tại Alabama chuyên nghề đánh tôm bị nhóm tôm của Trung Quốc bán vào Mỹ với giá phá nát chuyện mần ăn của Việt kiều. Vậy mà Hoakỳ vẫn im re. Truớc khi trình bày về cá Basa xin nghe bạn hữu nói dùm về cá Basa.
1.- Tại sao Trung quốc nuôi trồng thủy sản thành công về tôm sú của Trung quốc mà chịu thua cá Basa Việt Nam?
2.- Tại sao Hoa Kỳ, nhất là 508 trại nuôi cá trên toàn quốc 50 tiểu bang Hoakỳ lại sợ cá Basa Việt Nam mà không sợ tôm cá của Argentina, Brazil, Mexico, Thailan, Paraguay, Trung Hoa đông lạnh đang tràn ngập thị trường chợ búa Á Đông?
3.- Tại sao Thái Lan xứ này là bậc đàn anh về nông sản thủy sản có mặt tại thị trường thực phẩm Hoa Kỳ từ lâu, truớc VN qua mà vẫn không cự nổi giá cả phẩm lượng của cá Basa Việtnam?
4.- Thế nào là cá Basa?
5.- Nuôi cách nào?
6.- Tại sao người Việt nuôi cá giỏi hơn người Miên ? mà trong khi đó ngừơi Cambodge họ ăn cá truớc dân Việt từ lâu kể từ khi ngừơi Việt từ Đàng Trong đi xuống mà họ vẫn nuôi cá không giỏi bằng người Việt. Còn nhớ câu thơ không? "Nhớ từ thưở mang gươm đi mở cõi... nghìn năm vẫn nhớ đến Thăng Long...” mà những người mang gươm này lại không giỏi nghề nuôi cá bằng dân Nam Kỳ Lục Tỉnh?
7.- Cá Basa có họ hàng gì với cá Pa Blu bên Lào không? Có con nặng đến 200 kg là chuyện thường (nay gần hết rồi vì họ đánh bằng mìn nên cá con chết hết). Cá Pa Blu này tại Ai Lao người dân ăn vẫn thấy như thừơng nhưng người Thái thì xem là món ăn trường thọ.
8.- Ai từng ăn cá Basa này tại California?
Trả lời của một thành viên Thư Viện Việt Nam như sau:
Cá Basa thuộc họ cá mèo (catfish) là những loại cá có râu mép dài. Cá Basa Việt Nam nuôi mau lớn và thu hoạch gấp mấy lần nuôi tôm hùm. Cá Basa Việt Nam nuôi chỉ cần nửa thời gian nuôi của cá mèo Mỹ. Cá Basa ăn tạp, kể cả ăn chất thải của người. Sau khi cá đã phát triển hết mức, người nuôi vớt cá sang hồ để cá thải hết chất dơ trong bao tử (nếu để cá trong hồ quá lâu, khi bắt làm thịt cá sẽ có mùi rêu rất khó ăn). Ở Việt Nam người ta nuôi cá trên bè hoặc thuyền và bằng phương pháp kỹ nghệ, có nhiều nhà sản xuất giống cá Basa [phương pháp tạo trứng là của một chuyên gia người Pháp vào khoảng năm 2000 (?)]. Mỹ có tiêu chuẩn do chính phủ liên bang đặt ra và các nhà sản xuất cá mèo phải tuân theo, đồ ăn và nước nuôi cá, điều kiện nuôi cá... đều đòi hỏi nhiều tiền bạc hơn cách nuôi của Việt Nam. Vả lại các nhà nuôi cá ở Mỹ đã đi vào chỗ thặng dư khi họ phát triển việc nuôi quá nhiều cá mèo.
Tên của cá Basa: Basa, Basa fish
Họ: BOCOURTI
Gia đình: BOCOURTI CATFISH, BOCOURTI FISH
Tên khoa học: PANGASIIDAE, Pangasius bocourti
Dòng: Siluriformes
Loại: Actinopterygii (ray-finned fishes)
Dài nhất: 120 cm SL (male/unsexed; Ref. 30857)
Môi trường sống: nước lợ, nước ngọt
Tìm thấy: ở Á Châu, lòng sông Mê Kông và Chao Phraya.

quehuong said...

Cá Mèo là tiếng chỉ chung 31 gia đình (family) và 2,000 loại (species) thuộc về Siluriformes, đa số sống vùng nước ngọt. Cá Mèo được tìm thấy hầu hết mọi nơi trên thế giới, nhưng có nhiều giống loại nhất ở Bắc Mỹ. Cá Mèo dễ nhận diện nhờ các "râu"; Cá Mèo không có vảy; có gai nhọn ở trên lưng và ngang ngạnh. Da cá hầu như hoàn toàn được bảo vệ bằng xương cứng (armored). Đa số Cá Mèo có mắt nhỏ và thường chỉ thính miệng, thính mũi và thính tai. Toàn thân cá và nhất là râu cá có những "taste buds" để nếm đồ ăn. Nhiều Cá Mèo không hoạt động ban ngày, chỉ kiếm ăn ban đêm.
Cá Mèo nước ngọt sống dưới chui trốn dưới đáy, trong những phần kín của sông hoặc ao hồ; nếu những chỗ trốn kín đáo bị dọn sạch, Cá Mèo sẽ không đẻ trứng. Một trong những Cá Mèo mẹ hoặc cha sẽ canh giữ trứng đến khi trứng nở. Trướng dạng hơi lớn, 2 đến 10 mm (0.1 to 0.4); Cá Mèo đực và vài loại Cá Mèo sống ở biển ngậm trứng trong miệng. Cá Mèo loại Ictaluru là kỹ nghệ quan trọng trong vùng Bắc Mỹ. Cá Mèo Bắc Mỹ hình dánh thông thường, so với loại Cá Mèo ở những vùng khác. Có nhiều trường hợp Cá Mèo (parasitic catfish) tên candiru, Vandellis cirrhosa, hình dáng nhỏ bé vùng Nam Mỹ đã từng chui vào vùng kín của những người dầm mình trong nước. Cá Mèo điện (electric catfish) tên Malapterurus electricus, sống vùng Châu Phi, có khả năng tạo điện thế mạnh đến 350 vôn, có thể giết chết một em bé. Cá đầu rồng của Trung Quốc, Clarias batrachus, có phổi thở được trên cạn và rất háu ăn, hung dữ, hiện cá này đang trở thành mối lo của tiểu bang Florida, Hoa Kỳ. Cá Mèo ở Việt Nam có nhiều loại, loại được nhập cảng vào Hoa Kỳ và có sức bán cao là cá basa Pangasius bocourti (đa số sống ở vùng sông Mê Kông). Cá Mèo ở Châu Âu, con "wels", Silurus glanis, là loại Cá Mèo nước ngọt lớn nhất; nó có thể dài đến 4.5 m (15 ft) và nặng of 300 kg (660 lb).
Câu trả lời của một thành viên tại Thư Viện VietNam Online:
Cùng em P34567, truớc khi nói về đề tài Cá basa thì anh nói sơ qua về anh một chút. Anh quê Châu Đốc (đừong Thủ khoa Huân, kế nhà thương Châu Đốc) truớc kia gia đình bên Ông Cố (xưa rồi 1918-1924) là chủ trại Biển Hồ Nam Vang. Người xưa có câu "NamVang đi dễ khó về, trai đi có vợ gái về có con” nghĩa là người Lục Tĩnh lên NamVang là sống về nghề đánh cá tại Biển Hồ. Tới mùa nuớc nổi, không thấy đâu là bờ là bến nếu có người già chết thì người ta chèo xuồng chở xác tìm nơi thật xa, đóng ván trên cây và gởi nơi đó. Đợi hết mùa nuớc nổi nghĩa là hết mùa làm cá thì ngừơi ta đem về đất liền chôn cất. Mùa làm cá khoảng 6 tháng trong năm, còn dư lại là đánh bài, hút sách, ăn nhậu... v.v... Và tất cả hầu như nghề đánh cá và làm cá tại Biển Hồ TonleSap là người Việt Nam hết 95%, người Miên họ làm không lại người Việt đâu. Có mùa cá trúng thì ngừoi ta phải bỏ bớt cá vì sợ lưới rách. Cá nhiều đến đỗi người ta nấu cá làm dầu rẻ hơn đến dầu đậu phộng.
Còn tại Châu Đốc thì rất nhiều người nuôi cá. Cá nuôi dể hơn nuôi heo và bán quanh năm, hết đợt này đến đợt kia.
Một Bè nuôi cá Basa khoảng 30 tấn cá tốn khoảng 100 triệu đồng bạc VN (nay giá $USD = 15 ngàn đồng VN). Giống cá bán trung bình là 3500 $ (đồng cho 1 con cá Basa và 1500 $ đồng cho 1 con cá Tra) Có lúc cá Tra rớt giá nhiều vì cá tuôn từ Nam Vang xuống, chớ cá basa thì vẫn giữ yên giá hay cao hơn vì thịt ngọt. Thức ăn cho cá mua theo công nghiệp là khoảng 2000 $/ kg. Nuôi thức ăn tốn khoảng 3-4 kg thức ăn thì đuợc 1 kg cá (nghĩa là ngư dân nói tóm là 3 kg đồ ăn đuợc 1 kílô cá. Còn Heo thì khác, tốn nhiều hơn (nuôi heo tốn nhiều nhất là thuốc thang còn cá thì ít hơn hay không có). Khi bán ra thì trung bình cá Basa giá 13 ngàn đồng VN / kg. Con cá trên 10 kg là thường còn cá Tra trên Biển Hồ có con nặng đến 40 kg là thường. Giá bán cá Basa từ Việt Nam cho Mỹ tại F.O.B tại cảng VN là $1.15 USD - $1.5 USD / lb (hay $2 - $3 USD / kg).

quehuong said...

Năm 1999 Việt Nam xuất sang Mỹ có 2 triệu pounds, đến năm 2001 lên đến 17 triệu pounds cá Basa.
* Cá Catfish em dịch là: "Cá Mèo" đúng ngay choóc... nhưng khi anh về thăm Mẹ tại Châu Đốc thì người ta cười gần chết. Cá Catfish người Hà Nội gọi là "Cá Nheo" và nay thành tên luôn rồi.
a.- nếu em đi nhà hàng hay vào tiệm hủ tiếu người Hoa, em kêu tô hủ tiếu cá gà thì cá mà em ăn đó là cá Basa đó, còn em mua cá Catfish về thì thịt nó không dai bằng cá Basa đâu.
b.- Cá Basa vào Mỹ theo dạng filet (nghĩa là khâu chế biến cá người ta lóc hết da và xưong chỉ còn thịt nạc cá dầy thật dầy rồi họ bao nylon và cho vào lò freezer đông lạnh chở đi xuất khẩu).
c.- Cá nuôi tại Hậu Giang thì người ta nhờ con sông hay một hồ lớn rồi bao bằng lưới rộng cho cá ăn thật là vui. Cá quẫy thật mạnh và ăn mạnh hơn heo nữa, còn cá nuôi tại trại cá Hoa Kỳ thì bị chim ăn hao hụt hết 30%... nên nhớ luật Hoa Kỳ cấm bắn chim nên lượng cá bị hụt thì ai trả tiền đây? Như vậy cá catfish made in USA phải đắt rồi. Vì nuôi cá bằng giòng sông chảy nên dư sức lượng oxy cho cá thở còn tại Mỹ thì phải dùng máy bơm không khí cho cá thở. Xứ Mỹ ít mưa và nắng nhiều nên phải mua nuớc chánh phủ vào hồ còn cá VN thì sông ruộng trời bay mây gió mà. Nếu dòng sông chảy đều và sâu khoảng 1.3 mét thì có thể thu đuợc 150 - 170 kg cá Basa. Vì Hoakỳ xứ có mùa Đông nên cá lớn đến 7, 8 tháng còn dư lại là cá "ngũ Đông" nghĩa là cá không lớn và biếng ăn. Còn Việt Nam hay Hậu Giang thì không có mùa Đông và nước chảy nóng ấm quanh năm nên cá không có "ngủ Đông".
Tại sao Hoakỳ kiện Việt Nam về phá giá cá catfish?
Câu hỏi thành viên Thư Viện Việt Nam đặt ra:
Theo như em nói cá Basa chính là loại Catfish thì bên VN họ cũng mong như vậy, nhưng Hoa Kỳ thì không muốn nhập cục danh từ cá basa VN là catfish vì họ có luật đánh thuế rất rẻ cho cá Catfish, còn loại khác thì đánh đến 50% Tax...Vì Hoa Kỳ có đạo luật từ lâu là ủng hộ giá rẻ và hàng năm mua đến $160 triệu USD Catfish cho chương trình trẻ em ăn tại trường học với giá rẻ hơn bên ngoài. Nghĩa là các trại cá catfish người Mỹ tại Mỹ thì đương nhiên vào chương trình này rồi. Nên Quốc Hội vừa qua (khoảng trên 1, 2 năm gì đó) chỉ có catfish của Hoa Kỳ mới gọi là catfish còn các loại các ngoại quốc cho dù ông nội cùng màu da DNA cũng không đuợc gọi là Catfish thì tính theo tiêu chuẩn hạn chế gấp đôi.
d.- Vì người Hoa kỳ sợ ăn thịt sẽ gây bệnh tim mạch nhiều hơn cá và người ngoại quốc nhập cư vào đây rất nhiều nên lựong tiêu thụ cá tại Hoakỳ như sau: 2600 tấn cho năm 1970, đến 275 000 tấn cho năm 2001. Vì nhiều người theo đạo không ăn thịt Bò hay Heo và tất cả đạo nào cũng đều OK với Cá hết.
Việt Nam mới bắt đầu sản xuất cá Basa sang Mỹ năm 1996 mà thôi, năm 1998 thì lựơng cá lát catfish đông lạnh chỉ đến 260 tấn, nhưng năm 2001 thì lên đến 7800 tấn.
Nơi nuôi nhiều cá catfish nhất Hoakỳ là Indianola City/Mississippi, chiếm đến 94% catfish tòan quốc Hoakỳ. Người gây chiến dịch cấm cá VN là ký giả Timothy R. Brown. Lúc đầu thì tên này nói cá VN có chất độc da cam hay thuốc sát trùng làm Bộ Y tế Hoakỳ vất vả thử nghiệm hàng tấn cá VN vào, rồi họ cho ngừoi sang Châu Đốc đo thuốc độc trong nuớc sông và thịt cá. Rồi kết quả không có thì tên này bắt VN không đuợc nói danh từ "catfish" nữa mà ghi là Basa chịu luật khác hơn.
Và như vậy cá Basa ViệtNam phải có tên là: "Hypo Basa" (loại này có môi hồng hồng, chút lưng vào vảy hơi hồng hồng, rất nặng và háu ăn, thịt ngon thơm) – "Sutchi Basa" (nhỏ con hơn, môi hơi tai tái và hay nhảy khỏi tay người cầm) và loại chót là: "Trasa" (nhọ con nhất nhà).

quehuong said...

Vì ông Bush ra luật năm 2002 là không đuợc dùng ngân sách Hoa Kỳ mà nhập các loại cá có tên là Catfish nên hiện nay cá Basa đổi tên là "Swai" (tên cá Tra Thái Lan)
Theo định nghĩa của luật quốc tế về cá da trơn thì cá da trơn kể luôn catfish có đến 300 loại, nên có thể gọi Catfish cho cá Tra hay cá Vồ hay cá Bông Lau cũng được và Hoa kỳ nên gọi Catfish USA thì đúng hơn. Catfish USA là loại cá mà chợ Á Đông mua về bỏ trong hồ kính có máy bơm hơi bong bóng mà ta thường lựa chọn về ăn, và người chủ chợ gọi nó là "Cá Bông lau".

Thien Thanh said...

Bạn Sao ơi,Tthanh nghe đâu đó cá vồ...là vì cái đầu có hình dạng cái chày vồ,cái này thiệt vì lúc trước có quen một ông bác người Nam gìa quê Bạc Liêu,ông nói vậy thì hay vậy,bây giờ chợt nhớ ra..sẵn đây hỏi bạn luôn ,thấy bạn đưa các chứng cứ quá xá đầy đủ,rất cám ơn.

sao... said...

Thiên Thanh ới ời!
Nếu ông Bác nói cái đầu con cá giống cái chày vồ nên gọi là cá vồ là đúng rồi đó! Như con cá bông lau sở dĩ nó được đặt tên như vậy bởi vì thân hình nó giống cái bông lau mọc ở bờ nước đó. Con cá trê cái đầu nó dẹp lép thì mình đâu có biết “cái trê” là cái gì, chỉ biết những người mà cái đầu không được tròn thì người ta gọi là “đầu cá trê” thôi.
Ối, tại cái tánh người miền Nam hay nói cà rỡn vậy mà, chớ đặt một cái tên gọi chỉ để phân biệt cái nầy với cái kia chớ nhiều khi có ý nghĩa gì đâu! Nhiều khi cứ đặt hú hoạ rồi lâu ngày quen dần chết tên luôn.
Lẽ ra những thắc mắc Thiên Thanh đã hỏi Huynh Phượng Các rồi, cũng chờ huynh ấy trả lời nhưng sao lâu quá không thấy bèn mạo muội nói chút hiểu biết của mình cho bà con nghe chơi thôi.
Còn cái vụ Bông so đũa sẽ “tính sau”. Người ta đề cập tới không phải chỉ muốn coi hình nó không đâu mà muốn biết cái “tuồng tích” của nó kìa. QH thật thiếu sót khi chỉ đưa cái hình mà không có lời bình kèm theo. Sao… mới nói mí mí mà hổng biết có ai hiểu hôn?

sao... said...

Chào bạn QUÊ HƯƠNG.
Có phải tụi mình là những người nhiều chuyện không?
Người ta đương bình phẩm một bài thơ hay với hình minh hoạ đẹp như tranh thế kia, vậy mà mình đem chuyện cá mú ra nói có hợp chỗ không?
Nói vậy chớ có no bụng rồi mới nghĩ đến chuyện thơ thần được phải không? Trong một nhóm chơi trong Trang Thơ cũng có người vầy người khác, người biết cái nầy người biết cái kia, mình hội tụ lại để nói về nhiều mặt của cuộc sống cũng vui và không khí sinh hoạt càng phong phú hơn. “Cuộc sống đâu chỉ có cơm ăn và áo mặc mà đời còn có những nụ hôn!”. Ậy! tui kết cái câu nầy lắm, bây giờ mình hiểu đảo lại cũng đâu có sao.
Chắc mình phải nhắc lại điều nầy một lần nữa rồi thôi. Cuộc sống của tui trôi nổi lắm, đi cũng nhiều mà biết cũng có khi hơn người khác một chút, nhưng toàn những điều thực tế cả. Cũng có khi nó sai lệch sự thật mà mình đâu có điều kiện tiếp cận những căn cứ khoa học để kiểm chứng đâu nên nhiều khi có trật, bà con cũng thông cảm dùm.
Mình có nuôi cá được 3 năm, đủ loại đủ thứ hết. Giờ gom lại chỉ nói về con cá tra thôi.
Xưa kia ở miền Nam sông nước thì cá đen thiếu gì, ăn không hết người ta phải gài mắm để dành tháng lúa có cái ăn để làm đồng bởi lúc đó không ai hưởn mà đi kiếm cá. Ăn cá chán người ta ăn khô. Hồi đó hay ăn khô lang phồng, khô sặc thường là từ Nam Vang đưa về. Đó là những con cá tra , cá sặc rằn Biển Hồ Tonlêsáp. Hai miếng filet khô lang phồng dầy cui khi nướng lên thì thơm khắp xóm. Còn con khô sặc thì lớn cỡ bàn tay, nướng lên trộn gỏi dưa leo dòn dòn thì nhậu bao nhiêu xị mới đã hả QH? Đầu khô thì để dành nấu canh xiêm lo thì …ứ hự.
Cũng có một số người nuôi cá tra. Thuở đó những làng bè ở Châu Đốc thường người ta nuôi cá lóc bởi giá trị cao và chế biến được nhiều thứ, còn từ khoảng giữa thập niên 50, những người Bắc di cư hay đào ao nuôi cá tra, nhưng hồi đó làm gì có thực phẩm công nghiệp để nuôi đâu, họ toàn làm cầu cá. Cho nên lúc đó hầu như những người Nam không ai mua cá tra mà ăn. Nói tới đây nhớ lại một kỷ niệm buồn: lúc mới bị sụp hầm, trại cho ăn cá tra kho. Thay phiên mỗi ngày một tổ nấu ăn. Mổ bụng cá ra, trong đó còn nguyên xi, người ta mới vớt dưới hầm lên rồi giao cho trại luôn. Mùi thúi đi vào giấc ngủ luôn cho tới ba mươi mấy năm sau vẫn còn nhớ như mối tình đầu.

sao... said...

(tiếp theo)
Lúc đó tới mùa vụ, cá bột được vớt từ Biển Hồ nuôi cho thành cá giống rồi cho vào thùng dầu lửa con gà 20 lít gánh đi khắp nơi để bán. Người ta chưa biết kỹ thuật ép cá cho đẻ, cứ vớt ngoài tự nhiên thôi. Sau nầy thì khoa học kỹ thuật tiến bộ lắm, người ta chích thuốc dục rồi ép trứng cho cá đẻ, chủ động hoàn toàn trong khâu sản xuất giống. Được biết vào những năm 90 của thế kỷ trước, 1kg trứng cá tra, sau khi ươm ra cá bột, thu nhập tương đương 19 lượng vàng 24k.
Ở miệt sông Hậu, chỗ nào có nước sâu thuận lợi và vắng vẻ, người ta dùng lưới bao khoanh một vùng rộng vài ngàn m2 gọi là “quầng” để thả cá. Một hình thức nữa là nuôi bè. Mỗi bè cá đóng khoảng vài trăm triệu như một cái nhà nổi trên sông, dưới mặt nước làm bằng gỗ sao như một cái lồng khổng lồ thả cá. Địa danh Nhà Bè gần Sài Gòn là từ cái tích nầy mà ra: “Nhà Bè nước chảy chia hai, Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về”. Thức ăn của cá thường là cám gạo nấu lên trộn với rau và cá vụn. Nấu xong có máy đùn thành cọng lớn cỡ nửa cườm tay, người ta ngắt khúc cho vừa một miếng ăn của cá thả xuống nước. Tới giờ ăn mở cửa hầm, cá lội đùng đùng giành ăn vui lắm. Nuôi kiểu nầy phải đầu tư nhiều thứ rất hao tốn. Phải có máy dầu gắn chân vịt ở đầu bè để đạp nước thổi tiếp oxy khi nước đứng không thì cá ngộp thở tiêu hết bởi nuôi với mật độ dày đặc. Đại gia hơn thì mua đất đào ao nuôi. Diện tích bề mặt khoảng vài chục ngàn mét vuông trở lên. Khẩu phần hàng ngày thường là thức ăn công nghiệp có thuốc tăng trọng cho cá mau lớn dễ quay đồng vốn. Mỗi niên vụ tính toán sao cho khoảng 6 tháng cá trung bình hơn 1kg là đạt yêu cầu xuất ao. Lúc chúng tôi nuôi thì diện tích mặt nước là 320.000 m2.

sao... said...

(tiếp theo)
Sau khi ép thành cá bột, người ta nuôi cho cá con đạt thành cá lồng 2 lồng 3 thì đem giao cho các ao. Chúng tôi lấy con giống từ Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp. Mỗi lần nhận giống vui lắm. Một đoàn gần 20 chiếc ghe khoảng 5 tấn nối đuôi nhau rất xôm. Bạn biết đấy, những dịp như thế thì những người đàn ông làm gì nào? Anh nào cũng say khướt hết! Trên suốt khoảng đường đi, lúc nào cũng phải bơm oxy cho cá giống nó mới chịu được. Có một điều nầy lạ, cứ tới mỗi khúc sông mà người ta đoán là đổi con nước, phải bơm bỏ 50% lượng nước chứa trong ghe rồi bơm 50% lượng nước hiện chiếc ghe đó đang đi phía trên thì cá mới chịu nổi. Gặp tháng khô nước từ biển xâm nhập vào trong sâu thành nước lợ cũng phải làm như vậy dù đây là giống cá nước ngọt. Tuy vậy, người ta phải chọn lộ trình sao cho cá đỡ bị sốc nước nhất. Tui đã bị một vố đau thương rất nặng nề về cái chuyện nầy rồi!
Cá nuôi tới lứa khi kéo lưới lên cân, cá đụng lưới nhảy khỏi mặt nước loi choi như một trận bão nhỏ rất vui mắt mà trong lòng mình cũng khoái với thành quả mồ hôi của mình. Các bạn cứ mường tượng vài ngàn con cá từ 1kg trở lên mà nó nhảy thì hiểu được ngay.
Cũng có khi kẹt nhằm mùa vụ, các ao ép cá giống không đủ chỗ để dưỡng cá bột thành cá giống thì mình nuôi gia công cho nó lớn lên lồng 2 lồng 3 thì xụất lại.
Rồi lại xuống cửa biển Cần Giờ đào ao nuôi tôm sú xụất khẩu nữa chớ. Khi nào tiện mình sẽ nói về chuyện nầy.
“Lớn thuyền lớn sóng”. Nếu làm ăn mà không gặp thời dù có tài giỏi cách mấy cũng thua. Cuối cùng cho cái giấc mộng ấy thì cái nhà mình đội nón ra đi.
Nói sơ vậy đủ rồi. Tui mỗ cò nãy giờ đã nghe thốn mấy đầu ngón tay rồi. Bữa khác nói tiếp.
Còn anh bạn QH, hẹn khi khác sẽ kể lại một trận nhậu để đỡ nhớ quê nhà nhen.

ngansau said...

Ví dầu con cá nấu canh ,
Bỏ tiêu cho ngọt ,bỏ hành cho thơm!

Chợ cá Trang thơ thật đắt hàng
Ai ngờ cháu hỏi chuyện tình tang
Mà thành sưu tập họ hàng cá
Ý kiến ý cò thật miên man

Rồi còn so đủa nấu canh chua
NT nói sẽ hơn năm chục
Ý kiến nam nhân ,chắc chẳng thưà !

Thien Thanh said...

Chào QH và Sao hai bạn nói về cá nghe thật đã lỗ tai,mấy thuở mà được nghe ,được "chứng kiến "tận đầu đũa như vậy...
Nhắc tới bông SO ĐŨA đúng là phải réo tới NT,cô nàng rành..lắm,TThanh chỉ biết cái tên một loại cây hoa nghe thật buồn cười,đôi đũa đem so ??phải không các bạn thơ.Sẳn đây thì mình cũng tìm hiểu ngọn nghành luôn.Cám ơn các bạn nào biết cho Trthơ biết.. hihi

Unknown said...

Chắc trang chủ phải đổi tên trang thơ là "Wikipedia thơ chuyện" cái gì cũng có ở trang nầy và vô cùng thâm thúy. PC thì chĩ biết sơ sài thôi các bạn ơi, đủ dể có rượu mà nhậu thôi đấy (vì dân Nam bộ nói nhiều là có nhậu hoài, miễn sao cho người ta cười là OK rồi, nói dóc cũng được)
Bạn Sao.. và QH là 1 kho tài liệu quí, các bạn khác mà nhớ hết những gì 2 bạn nầy nói là...có rượu nhậu rồi!
Còn bông so đủa ở miền Nam mà nấu với cá Vồ là...phú hộ rồi, dân quê nghèo thì bông so đủa với cá chốt là thường bửa thôi. Nhưng mà ăn gì thì ăn cũng phải có 1 đĩa nước mắm nhỉ và vài trái ớt hiễm thì mới đúng điệu miền Nam, đúng không hả QH và bạn Sao.. !

HUONG said...

Các bạn thơ ơi,

Trang thơ mình vui quá hén ! Tài liệu về cá Basa thiệt là bá cháy ...
Về BÔNG SO ĐŨA ấy hả ... NT không biết nhiều đâu, nhưng mà NT đã từng đặt tên bông ấy là... BÔNG DÊ khi NT về quê chăn vịt, cắm câu và mần ruộng

sao... said...

Tui chịu cái câu của Huynh PC quá: (vì dân Nam bộ nói nhiều là có nhậu hoài, miễn sao cho người ta cười là OK rồi, nói dóc cũng được)
“Đông vui hao”. Có tụ lại là có gầy sòng để nhậu. Mà nhậu thì phải nói chuyện mới vui. Những câu chuyện bay qua bay lại trên tấm đệm trải dưới gốc cây, trên bờ mương thì thiệt dóc khó lường, miễn sao khi nghe xong người ta cười rần rồi vỗ bắp vế một cái chát quá đã như những chuyện tiếu lâm thì cắn thêm một miếng ớt hiểm nữa là như một miếng mồi đưa cay. Cốt yếu là ở chỗ làm sao cho mọi người đều vui, tàn cuộc nhậu đi về nhớ lại mà cười mím chi cọp, có khi đem về nhà kể lại cho con vợ nó nghe những chuyện tiếu lâm đó rồi hai người cười khúc khích với nhau chưa biết chừng.
Ở miền Nam có cái tích Bác Ba Phi. Ông nầy thì nói dóc dàn trời mây! Nhưng chủ yếu chỉ để vui thôi. Người hiểu chuyện nghe xong thì cười cái rần, người hẹp hòi thì nhăn mày nhíu mặt vì tưởng người ta xí gạt mình. Xin kể lại một trong những chuyện quanh đệm nhậu, không có forward từ đâu hết.
Bữa nọ, thằng Tư té giếng hú bà con chòm xóm tụ lại làm dùm mình một cái nhà lá mới bị cái nhà cũ làm hồi năm kia sụm bà chè rồi. Đờn ông thì vác cây đẽo cột dựng nhà lợp mái. Đờn bà thì kéo lá chẻ lạt làm gà nấu cơm. Trưa thì tuột xuống làm lai rai ba sợi, nói dóc một thôi rồi leo lên lợp tiếp cho kịp trước khi trời tối. Cái nhà làm có một ngày là xong cột kèo và phần mái. Còn dừng vách thì để dành phần cho gia chủ. Muốn làm 5,7 phòng gì thì tuỳ. Thằng Năm ốm đương ngồi lắc lẻo với một người nữa trên mái nhà, chợt Bác Ba Phi hớt hãi chạy tới réo từ đằng xa:
- Năm ơi Năm, xuống mau, xuống mau! Con mầy ở nhà bị té gãy tay rồi kia, mau về đem nó đi nhà thương.
Thằng Năm ốm hồn vía lên mây tuột xuống liền. Nó níu tay Bác Ba hỏi dồn:
- Sao vậy Bác Ba, sao nó bị gãy tay vậy? Còn má nó đâu?
Bác Ba thở dài đánh sượt một cái:
- Ối mầy ơi, con nít mà, nó leo trèo nghịch ngợm tối ngày ai mà coi nó cho xuể!
- Vậy làm sao nó bị gãy tay?
- Nó leo cây.
- Úi trời đất ơi! Nó có chút xíu mà sao má nó để leo lên cây làm chi cho ra nông nổi nầy? Mà nó leo cây gì? Cây bần hay cây khế?
- Cây ớt hiểm!

Thien Thanh said...

Trang Thơ hôm nay RômRả quá..đúng như huynh PC đề nghị đổi tên là WIKIPEDIA thơ chuyện..Cái tên này Tthanh ..không dám tò mò.Sau đây
TThanh biết chút it cũng xin góp phần
Bông So đũa rõ rồi,nhìn những trái dài như chiếc đũa đong đưa trên cành theo chiều gió như ai đang so đôi đũa vậy..Mà có cái hay là lá so đũa con goat rất thích ăn(lại hỏi các bạn Nam bộ phải không QH ?)vì thế có "tuồng tích"hồi xưa có bà Phi,tối tối để sẵn lá so đũa trước cửa thế là xe vua kéo thẳng một mạch tới.(trích)
Thường các chú dê hay ăn lá thuốc nhất là loài dê núi,hồi TThanh ở NhaTrang có trại nuôi dê kế bên là làng lá thuốc.Chẳng vậy cây sâm và cây quế là những loại thuốc quý hiếm ở tận rừng sâu hoặc vùng đất đặc biệt..Chung quanh sâm củ là vùng đất bị rút hết các chất bổ kể cả chất bổ dưỡng của các loài cây tốt...Chỉ biết có vậy thôi các bạn ạ.
Cám ơn huynh PC hạ san...

sao... said...

WIKIPEDIA là cái gì vậy Trang Chủ ơi!

coxanh said...

TRANG THƠ rôm rả về cá quá chừng, cỏ xanh thật hét sức cảm ơn các huynh đã cho mở rộng tầm nhìn. Về cá thì cỏ xanh chẳng biet1 gìnên chỉ dựa cột mà nghe thôi. Nhưng về cây so đũa thì nhà cỏ xanh có trồng quanh hàng rào baa quanh vườn, bây giờ thì hết rồi vì cây cao lớn người ta vào mua , thấy được giá cỏ xanh cho họ cưa bán hết. Chẳng biết cây so đũa này có giống như cây so đũa các huynh nói không, cây so đũa nhà cỏ xanh, mọc cao thãng tắp, rất nhanh lớn ra bông quanh năm, bông hái không kịp kết trái dài như chiếc đủa , rải lúc lỉu, lô nhô , thấp cao so le như so đũa(chẳng biết có phải do thế mà người ta gọi là so đũa không?).Bông màu vàng nhạt, cỏ xanh hay dùng sào tre để hái về sào hay luộc ăn, ăn có vị ngọt dịu ,có lẽ ngon hơn bông bí một chút. Bông ra quanh năm , cả xóm ăn hoài cũng chán , nhiều khi để rụng đầy đất. Mà chả thấy ai ăn trái, mà trái thì giống như đậu đũa vậy . Trên đây là cõ xanh nói về cây so đũa mà làng quê cỏ xanh hay trồng quang hàng rào , chẳng biết có phải là cây so đũa mà các bạn đang nói đến hay không?

Suong Mai said...

Hân hạnh được trả lời bạn SAO đây,
Wikipedia là Bách khoa toàn thư tự do, là kết quả của sự cộng tác của chính những người đọc từ khắp nơi trên thế giới. Trang mạng này có tính chất wiki, có nghĩa là tất cả mọi người đều có thể sửa đổi ở bất cứ trang nào bằng cách bấm vào các liên kết “sửa đổi”, hoặc “Sửa đổi trang này”, có ở hầu hết các trang, ngoại trừ các cá nhân bị tước quyền sửa đổi và những trang bị khóa.
Wikipedia chính thức bắt đầu vào ngày 15 tháng 1 năm 2001 nhờ hai người sáng lập Jimmy Wales và Larry Sanger cùng với vài người cộng tác nhiệt thành và chỉ có phiên bản tiếng Anh. Chỉ hơn ba năm sau, vào tháng 3 năm 2004, đã có 6.000 người đóng góp tích cực cho 600.000 bài viết với 50 thứ tiếng. Cho đến hôm nay đã có hơn 2.500.000 bài viết ở riêng phiên bản tiếng Anh, hơn 11.000.000 bài viết ở tất cả phiên bản ngôn ngữ. Mỗi ngày hàng trăm nghìn người ghé thăm từ khắp nơi để thực hiện hàng chục nghìn sửa đổi cũng như bắt đầu nhiều bài viết mới.

Wikipedia tiếng Việt được thành lập vào tháng 10 năm 2003. Hiện nay đã có 102.989 bài viết bằng tiếng Việt.
Còn nhiều điều dông dài nữa, mời bạn vào tham khảo thêm nghe.
Trang chính bằng tiếng Việt
http://vi.wikipedia.org/wiki/Trang_Ch%C3%ADnh
Trang chính bằng tiếng Anh
http://en.wikipedia.org/wiki/Main_Page
Ví dụ bạn muốn tìm kiếm chữ " Sương Mai" chẳng hạn,thì gõ vào ô trống tìm kiếm phía bên tay trái 2 chữ này. Kết quả Xem sẽ như sau:
Bạn có thể tạo trang “Suong mai”, nhưng hãy xem qua các kết quả bên dưới xem nó đã được viết đến chưa.

Sương Sương, sương móc, móc, Hán-Việt: lộ thủy, là các thuật ngữ để chỉ các giọt nước nhỏ … (trà) bằng nước thu được từ sương mai (sương buổi sáng sớm). …
8 kB (1.098 từ) - 08:47, ngày 20 tháng 9 năm 2009
Mai Mai trong tiếng Việt có nhiều nghĩa. … Cách gọi văn chương của buổi sáng sớm, như "nắng mai", "mai mưa, trưa nắng, chiều nồm", "sương mai …
2 kB (300 từ) - 12:48, ngày 6 tháng 5 năm 2009
Tây sương ký (đổi hướng Mái Tây) nhỏ | phải | 300px | Tranh vẽ minh họa một cảnh trong Tây sương ký Tây sương ký (西廂記, truyện ký mái Tây), còn có tên đầy đủ là Thôi Oanh …
14 kB (2.288 từ) - 04:51, ngày 12 tháng 10 năm 2009
Hồ Than Thở lúc bình minh , sương mù bao phủ mặt hồ, tạo nên một bức tranh thủy mạc tuyệt đẹp, nên sau năm 1975 hồ Than Thở còn mang tên hồ Sương Mai. …
1 kB (176 từ) - 09:45, ngày 7 tháng 2 năm 2009
.................................

ỦA, ĐÂU CÓ BIẾT SAU NĂM 1975 HỒ THAN THỞ , ĐÀ LẠT, CÒN MANG TÊN HỒ SƯƠNG MAI ĐÂU.

sao... said...

Chết cha! Đọc cái giải thích của Trang chủ về chữ WIKIPEDIA mình mới hiểu cái thâm ý của huynh Phượng Các.
Vậy là mình bị “lộn tiệm” rồi, xin rút lui có trật tự.
Hồi đi học khoá Đại đội trường, bài “Đại đội lui binh” là bài kết thúc khoá học. Nếu lực lượng địch mạnh hơn ta thì nên rút lui để bảo toàn lực lượng, tránh thương vong không đáng có.
Sân chơi nầy để dành cho những người biết làm thơ và biết bình thơ.

quehuong said...

Hi Bạn Sao, Bách Khoa Toàn Thư Mở mà. Đâu chỉ dành cho Thơ và bình Thơ không đâu.

Gì mà "rút lui có trật tự" zậy.
Không biết Huynh và Phượng-Các có biết ông Đ-Tá Bùi-Trạch-Zần không, hồi đó QH học bài "Đại đội lui binh" với Ổng, Ổng dặn, muốn lui mà chắc ăn nhứt...là ủi tới luôn..
Thỉnh thoảng QH cũng gặp vài bạn nhắc đến Ông Zần.

Bên phải Trang Thơ vừa được Post lên mấy tấm ảnh của Bông So-Đũa, đẹp dịu dàng, bình dị. Cám ơn Trang chủ đã ưu ái.

Cỏ Xanh à, đúng là cây đó rồi đó, nhưng là hoa màu vàng nhạt thì QH chưa thấy, khi nào có hoa, chụp cho vài tấm ảnh nha.
Có người còn gọi cây so-đũa là cây kỷ-luật nửa đó, vì nếu trồng một hàng thì nó lúc nào cũng thẳng tắp như người lính đứng sắp hàng vậy. Rất kỷ luật. Còn về "so-đũa" thì QH đang chờ các huynh trưởng góp ý đây.

HUONG said...

NT nhớ đến đâu kể cho các bạn nghe đến đó nghen

Bông so đũa có vị nhẫn nhẫn - hơi đăng đắng - và bùi. Mùi thơm của nó khi nấu chín rất quyến rũ

Thật ra người ta không có nấu bông so đũa đâu vì nó rất mềm, nên khi nêm nếm nồi canh chua cá vồ rồi thì bỏ bông vào cuối cùng và nhắc xuống ... NHẬU thôi !

Chuyện Dê của loài hoa mong manh này là giống như lời kể về Bà Phi - Thực tế, NT đã thấy dê ăn lá so đũa dữ tợn lắm, như là ăn thay cơm vậy !

Ở miệt vườn, nhiều khi đến mùa bông nở rộ nhiều quá mà ăn không kịp, để tàn thì uổng, nên người ta đem ra chợ bán từng mớ trong một cái rỗ
Muốn hái bông so đũa ... dùng một cây sào tre dài, đầu có cột một cái lưỡi hái nhỏ, rồi giật nó xuống - bông rất dễ bị dập, nên phải nhẹ tay thì khi đem ra chợ bán mới dễ, nếu không thì chẳng ai mua đâu

NT đã từng đi bán bông so đũa rồi : Vô vườn xin chủ vườn, không phải trả tiền đâu, rồi mình đi bán, tiền bỏ túi mình ! Nhưng nhớ cho rằng, đừng xả rác vườn của người ta mà lần sau người ta sẽ không cho mình vào nữa (đốn chuối cây cho vịt ăn hay rọc tàu lá chuối khô và xin bông so đũa đều phải dọn chỗ mình làm cho sạch)

NGAN SAO said...

Nếu các nhà thơ thôi comment ,thì giải trí một chút...

Tại sao ?

1. Tại sao gọi là ông Trăng ( ông trời , ông sao) mà không gọi bà Trăng?
Câu trả lời: tại vì con trai đẹp hơn con gái!

2. Tại sao có bà phù thủy mà không có ông phù thủy?
Câu trả lời: không có người đàn ông nào độc ác hơn đàn bà!

3. Tại sao chỉ có mỹ nhân kế mà không có nam nhân kế?
Câu trả lời: Họ không gian xảo như phụ nữ được!

4. Tại sao có ông Noel mà không có bà Noel?
Câu trả lời: Tại vì đàn ông nhân hậu hơn đàn bà!

5. Tại sao gọi là phụ nữ mà lại không có... phụ nam?
Câu trả lời: Tại vì con gái chỉ là phụ thôi!!!

6. Tại sao không có Cậu Hồn mà lại có Cô Hồn
Câu trả lời: tại vì các cậu không thành "Ma" mà sẽ thành "Phật"

Thành họa sỹ sưu tầm.

HUONG said...

Hình như NGÀN SAO làm .... tá hoả tam tinh thiệt !

Unknown said...

Trước tiên xin cải chánh với bạn Sao.. là PC không có thâm ý hay bầm ý gì hết nha, PC nói đổi tên là vì khi đặt tên mình không có lường trước sự kiện gì sẽ xãy ra trong tương lai. sau thời gian biến thiên của vũ trụ thì cái tên cũng cần đổi lại cho có ý nghĩa hơn và hợp với thực tại, thực tại thì không thể lấy lại được ...dáng xưa. Giống như khi già thì gọi là...bà già chứ gọi là cô thì chưa hết ý, hihihi.
Bạn muốn lui binh thì nên học bài học lui binh của Ngô thời Nhậm (?) để rút quân về Thanh Hóa mà chờ Vua Quang Trung ra kịp tiếp viện và đánh trận Đống Đa oai hùng nha, chứ bạn mà học lui binh của quân đội VNCH giống như mặt trận Cao Nguyên thì chĩ có nước chết cả đám đấy !!!

NSau ơi
Chị Hằng thí có anh Hằng không?
Cô hồn đâu phải là cô cậu đâu, cô=1 mình)
Con trai đẹp hơn con gái thì đúng 100%, bao giờ giống đực cũng ....đẹp ! hà hà hà

ngansau said...

ÝKIẾN;

1/ÔNG TRĂNG <> HẰNG NGA
2/BÀ PHÙ THUỶ <> LÃO THẦY BÙA hay BỐC SƯ
3/MỸ NHÂN KẾ <> HOẠN QUAN
4/ÔNG NOEL <> THIÊN THẦN
5/PHỤ NỮ <> PHỤ XE
6/CÔ HỒN <> HÀ BÁ

HÌ HÀ ! TÀM TẠM THÔI chưa đúng hẳn !

Thien Thanh said...
This comment has been removed by the author.
Thien Thanh said...

Hi NT cũng một thời..chăn vịt,chắc là để nhắm hướng chuẩn bị ra khơi đấy nhỉ??..
Vậy khi đi mang theo "tô canh so đũa với cá vồ".
Hôm qua TThanh cũng ghé chợ mua một con catfish còn bơi mà trời ạ đúng như QH nói nó hôi mùi bùn,làm đủ cách ướp gừng sã ớt tiêu hành mà vẫn thoang thoảng mùi bùn non..Có bạn nào biết cách trị chỉ dùm..(bây giờ tới mục gia chánh đây vì trang chủ mới thông báo có việc bận vài hôm nữa mới có mục ...mới)
Nói tiếp ở đây người ta nấu catfish với bạc hà,ngò ôm,húng quế,me chua..gọi là canh chua cá bông lau Cali..Món này cũng tạm hấp dẫn và đặc biệt là một trời ớt.Hình như kiểu nấu này gọi là canh chua Khờ Me,TThanh chỉ nghe vậy không biết có đúng không?

Còn bông so đũa hình như chỉ mới nghe được phần đầu còn nhiều hấp dẩn phải không NT??

sao... said...

Ờ! Tui lại khoái huynh PC “chỉ được cái nói đúng!”
bao giờ giống đực cũng ....đẹp ! hà hà hà
Nhìn con gà trống đi, nhìn con công đực đi, rồi nhìn con sư tử đực đi, con chim phượng với con chim hoàng nữa và rất nhiều động vật đực khác nữa hỡi các nàng liễu yếu đào tơ.
Ông Thượng Đế thiệt thọ khi chế tạo ra muôn loài đều với một ý niệm nhất quán như thế.
Chỉ riêng NGÀI ViVu thì làm trái ngược lại khi chế tạo ra con người.
Không thể đem một cái thiểu số mà gắn “mác” cho tất cả.
Nhưng hình như tui cũng đã nghe nhiều lần cái chữ ĐẸP TRAI đó chớ.
Gom lại, nói cho đúng là người ta chỉ nói phái mạnh và phái yếu chớ không ai nói phái xấu và phái đẹp để phân biệt giữa Nam và Nữ.

Rồi, Thoả thuận vậy nghen. Tui sẽ học cách lui binh của Ngô Thì Nhậm. Mà bao giờ Quang Trung mới tới vậy huynh PC? Hỏi dùm tui một tiếng đi, bị tui không có địa chỉ E-mail của ổng.

HUONG said...

Bạn thơ Thiên Thanh ơi,

Những gì mà NT kể trên là NT đã nếm mùi hết rồi
Bầy vịt nuôi bán lấy thịt của NT 2000 con
NT đã từng là VUA CHĂN VỊT - Loại vịt chạy đồng ăn lúa mót !
Bầy vịt nuôi bán lấy trứng thì ít hơn - khoảng chừng 1000 con
Tất cả là một thời mếu máo với lũ vịt lao nhao khi chúng hứng chí lội sang con kinh - mà NT là người không biết bơi ! Tâm phải tự tại thì mới trị được chúng, còn nếu ta mà hốt hoảng thì chúng sẽ xem cái gậy lùa vịt của ta là đồ bỏ
Quyền hành và quyền năng của ta đều ở trên cây gậy / cây sào ấy
Chớ có tưởng rằng vịt chạy chậm hơn ta Hãy thử sẽ biết !

la thu vang said...

Nghe nói trang chủ đang bận gì đó,thôi thì cũng ý kiến, ý cò theo NS để các bạn thơ thư giản.
Tiếp lời bạn SAO ăn theo huynh PC "giống đực bao giờ cũng đẹp" và bao giờ cũng đứng sau giống cái .
thì gà trống,công đực{phải coi lại vì công cũng là loài lông vũ},sư tử đực,chim phụng....cũng phải đứng sau "con" vì không nghe ai nói"thằng"gà trống,thằng sư tử thằng công...phải không các bạn thơ?

sao... said...

Lại nói chuyện phiếm nối tiếp ý kiến LTV.
Quả là bạn nói đúng y boong! Phàm cái tên giống gì trên đời đều cũng đều đứng sau chữ CON hết. Giống cái là “số dách!”.
Ngay tới người ta cũng phải gọi là CON NGƯỜI mà!
Bởi vậy mới có một câu ví von: “Lệnh Ông không bằng cồng Bà”. Thôi tui chịu thua.
Nhân đây mới kể một câu chuyện cổ tích:
“ Có hai anh em nhà kia, Cha Mẹ rất khá giả có của ăn của để. Người anh lớn đã có gia đình riêng, chú em còn độc thân ở với Cha Mẹ. Xui thời gặp dịch cúm heo H1N1, Cha Mẹ đều lần lượt qua đời. Sau khi an táng xong, hai anh em mới tính chuyện chia của cải trong nhà.
Đêm hôm trước, cô chị dâu mới òn ỉ bên tai chồng:
- Ngày mai chia của, món gì kêu là “cái” thì ông dành phần hết cho tui.
Sáng hôm sau, trước khi chia của, người anh ra điều kiện trước buộc lòng chú em phải đồng ý. Thế rồi cái nhà, cái bàn, cái ghế, cái giường…ông anh dành phần tuốt tuồn tuột. Chú em quýnh quáng thấy đâu còn cái gì là phần mình đâu, chợt thấy cái rựa dựng ở góc nhà, chú mừng quá chỉ cái rựa và hô lớn: ĐỰC RỰA.
(bởi vậy cái đám tụi tui mới còn sống sót tới ngày nay). Nhưng nhờ cái rựa mà ngày ngày chú em vào rừng đốn củi làm kế sinh nhai đắp đổi qua ngày. Còn 2 vợ chồng người anh tự nhiên chiếm được một số tiền lớn quá, rủ nhau chơi cờ bạc đánh đề mà không làm ăn gì ráo trọi. Không bao lâu sau, của cải lần lượt đội nón ra đi hết, phải bỏ xứ mà tha phương cầu thực.”
Kết luận câu chuyện trên, mượn ý của NS:
Tại sao có bà phù thủy mà không có ông phù thủy?
Câu trả lời: không có người đàn ông nào độc ác hơn đàn bà!

ngansau said...

Vậy thì nhờ có ĐÀN BÀ ,CÁC BÀ nên thế giới này mới TỒN TẠI...
Vì CÁI gì CŨNG CÁI hết ...

HUONG said...

Các bạn thơ ơi,

Trang thơ đi từ NGUYỆN ƯỚC của Anh và Em, thế rồi đi đến thế giới Đàn Ông và Đàn Bà ... vẫn còn thiệt xôm tụ
NT cười đã thì thôi - văn chương chữ nghĩa đã xoay đi 360 độ mà vẫn còn muốn xoay tiếp nữa !

Thien Thanh said...

Cánh liền bà
Tui công nhận người đàn ông là "tuyệt vời",nhưng người đàn ông đó phải có "cái" gì nhận ra mình tuyệt vời .phải không các bạn??

sao... said...

Có rất đông người lại không tin điều của NS nói là đúng đấy!

Thien Thanh said...

NT ới ơi,nghe NT đi chăn vịch ở "một thời mếu máo" TThanh bỗng thương cho nàng ghê,và rồi mới có bài thơ nho nhỏ sau đây để nhớ lại một thời cô giáo cầm roi huơ huơ không phải lũ học trò mà lại là những con vịch cũng dễ..thương!

Chiều chiều trên kinh Trà Vinh
Nghìn con vịt mập dập dình lội bơi
NT chèo chống ới ời,
Vịt ơi vịt hỡi mày ..bơi đàng nào...??

Nhà TThanh hồi năm 1977 ở BMT cầu 14,gần nhà KChi bây giờ hồi đó ba TThanh cũng nuôi nhiều vịch,chiều chiều lùa vịt về chuồng vừa đi vừa lượm trứng nó đẻ ở các bờ rào ,bờ ao,..và bầy vịt kêu cạp cạp thiệt đinh tai điếc óc ,nhưng vui lắm,có con ham ăn ăn cả mấy con giun mắc trong nước trên cái cần câu cắm quanh bờ ao.Nó càng la làng dữ dội hơn.Ôi cảnh tượng xa xưa mà thân thương quá,bao giờ mới thấy lại được...??Một thời nhắc nhớ..hơ hơ hơ..

Thien Thanh said...

Bạn Sao ơi ,ai là người không tin lời NS nói,bạn cho biết được không?

sao... said...

Vấn đề nầy khá nhạy cảm, có nên nói trên TT nầy không?
Nó có liên quan đến tín ngưỡng. Mình nghĩ nói vậy chắc Thiên Thanh đã hiểu.
Sẵn đây nhân tiện mình nói luôn cái hiểu của mình ở một phương diện khác.
Vạn vật khởi nguồn từ đâu?
Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng,Tứ Tượng sinh Bát Quái, Bát Quái sinh vạn vật.
Theo triết lý Đông phương, vạn vật sinh ra là do có sự kết hợp âm dương.
Người ta nói Cha Trời Mẹ Đất. Cha là biểu hiện của phần dương, Mẹ là biểu hiện của phần âm. Thiên chức của Cha là sinh ra muôn loài, thiên chức của Mẹ là nuôi dưỡng vạn vật. Chính từ ý nghĩa ấy mà người Việt Nam mình gọi Cha Mẹ là SONG THÂN.
Luận chữ như vậy thì Nam và Nữ đều ngang nhau phải không?
Tuy nhiên theo mình nghĩ, xét về một khía cạnh nào đó, để nuôi dưỡng một đứa con trưởng thành, công ơn của Mẹ lớn hơn Cha gấp bội, và ảnh hưởng của người Mẹ đối với đứa con sâu đậm hơn nhiều. Sách có câu: "Mẹ hiền sinh con thảo" cũng nói lên đôi điều.

quehuong said...

Hello các bạn,
Bây giờ Nguyện Ước lại nối tiếp với những ..mông lung huyền diệu..
Đúng như Cô Trang Chủ nói:

MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ XƯA NAY CHƯA TỪNG CÓ.
CÂU CUỐI CÙNG CHỈ CÓ 7 CHỮ

Bởi vậy cho nên Trang Thơ với bài thơ Nguyện Ước đã có những comment "Độc nhất vô nhị"


Âm và dương theo khái niệm cổ sơ không phải là vật chất cụ thể, không gian cụ thể mà là thuộc tính của mọi hiện tượng, mọi sự vật trong toàn vũ trụ cũng như trong từng tế bào, từng chi tiết.
Âm và dương là hai mặt đối lập, mâu thuẫn thống nhất, trong dương có mầm mống của âm và ngược lại
Căn cứ nhận xét lâu đời về giới thiệu tự nhiên, người xưa đã nhận xét thấy sự biến hoá không ngừng của sự vật (thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái. Lưỡng nghi là âm và dương, tứ tượng là thái âm, thái dương, thiếu âm và thiếu dương. Bát quái là càn, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn và đoài).
Nói chung, phàm cái gì có tính chất hoạt động, hưng phấn, tỏ rõ, ở ngoài, hướng lên, vô hình, nóng rực, sáng chói, rắn chắc, tích cực đều thuộc dương.

Tất cả những cái gì trầm tĩnh, ức chế, mờ tối, ở trong, hướng xuống, lùi lại, hữu hình, lạnh lẽo, đen tối, nhu nhược, tiêu cực đều thuộc âm.

Từ cái lớn như trời, đất, mặt trời, mặt trăng, đến cái nhỏ như con sâu, con bọ, cây cỏ, đều được qui vào âm dương. Ví dụ về thiên nhiên thuộc dương ta có thể kể: Mặt trời, ban ngày, mùa xuân, hè, đông, nam, phía trên, phía ngoài, nóng, lửa, sáng. thuộc âm ta có: Mặt trăng, ban đêm, thu, đông, tây, bắc, phía dưới, phía trong, lạnh nước, tối.


Trong con người, dương là mé ngoài, sau lưng, phần trên, lục phủ, khí , Âm là mé trong, trước ngực và bụng, phần dưới ngũ tạng, huyết.

ÂM DƯƠNG TUY BAO HÀM Ý NGHĨA ĐỐI LẬP MÂU THUẨN NHƯNG CÒN BAO HÀM CẢ Ý NGHĨA NGUỒN GỐC Ở NHAU MÀ RA, HỖ TRỢ, CHẾ ƯỚC NHAU MÀ TỒN TẠI. TRONG ÂM CÓ MẦM MỐNG CỦA DƯƠNG, TRONG DƯƠNG LAI CÓ MẦM MỐNG CỦA ÂM.

Cho nên không thể luận là AI HƠN AI được.

Thien Thanh said...
This comment has been removed by the author.
Thien Thanh said...
This comment has been removed by the author.
Thien Thanh said...
This comment has been removed by the author.
Thien Thanh said...
This comment has been removed by the author.
NGAN SAO said...

THIÊN THANH như bị SAO quả tạ chiếu hả,từ chôi 1,2 ,3,4....

Thien Thanh said...

NS ơi cái máy chiếu thì có...trục trặc kỹ thuật đó mà

Bài thơ cảm ơn

"Xin cảm ơn nụ hoa vì ta nở"
Xin cảm ơn vầng trăng vì ta mọc
Xin cảm ơn cụm mây vì ta xuống thấp.
Xin cảm ơn ngọn gió vì ta bay cao
Xin cảm ơn sông muôn trùng lấp lánh
Xin cảm ơn núi buông chùng chiếc áo màu xanh
Xin cảm ơn vì sao long lanh
Xin cảm ơn giọt mưa đầu cành
Và cảm ơn bài thơ đong đầy mật ngọt
Cảm ơn cảm ơn
KP

Thien Thanh said...

Rất cám ơn các bạn Trang thơ nhất là QH và Sao đã đóng góp thật nhiều những suy tư,hiểi biết,kinh nghiệm nên Trangthơ đầy sống động và ấn tượng.
ThThanh xin cảm ơn lần nữa.

sao... said...

Khách sáo với nhau làm chi! Lẽ ra câu cám ơn phải dành phần cho Trang chủ, nhưng hình như Thiên Thanh thấy Trang chủ bỏ lơ nên đại diện phải hôn? Thiệt cũng đáp lại cái công tui ngồi mổ cò ê hết mấy đầu ngón tay. Cũng chỉ mong đem lại niềm vui cho các bạn thôi mà. Xin cám ơn, cám ơn!
Giá như được có thêm một cái bắt tay và ôm hữu nghị theo kiểu ngoại giao tui hay thấy trên "Ti-di" nữa thì HẾT XẨY!

Thien Thanh said...

Bạn Sao ơí oi,bạn bên nớ tui bên ni mà kêu bắt tay ôm hữu nghị thì làm sao bây chừ.Mượn Doãn Quôc Sĩ "CÁNH TAY NỐI DÀI" chà không chừng mình được lên TIDI bà con "chiêm ngưỡng"..Mắc cở thì thôi..hihi

ngansau said...

Nội cảm ơn thôi cũng đủ 100comments
rồi ...tiếp tục đi..,còn thiếu 2 cái nữa...

sao... said...

Cám ơn NS dù đã qua bài mới rồi mà cũng vẫn còn quẹo trở lại bài cũ coi mấy đứa nhỏ nó nói gì ở trỏng.

sao... said...

Cám ơn NS thêm một lần nữa cho nó chẵn 100 comments theo ý thích.

NGAN SAO said...

101/ AI NHẤT ?
Four Catholic men and a Catholic woman were having
coffee. The first Catholic man tells his friends, "My son is a priest, when he
walks into a room, everyone calls him 'Father'." . The second Catholic man chirps, "My son is a Bishop. When
he walks into a room people call him 'Your Grace'.". The third Catholic man says, "My son is a Cardinal.
When he enters a room everyone says 'Your Eminence'." The fourth Catholic man then says,
"My son is the Pope. When he walks into a room people call him 'Your Holiness'."

Since the lone Catholic woman was sipping her coffee in silence, the four men give her a subtle,
"Well....?" She proudly replies, "I have a daughter, slim, tall, 38D breasts, 24" waist and 34" hips.
When she walks into a room, people say, "Oh , MY GOD !"

sao... said...

Một bài viết thật có ý nghĩa. Dù rằng tiếng Mỹ của tui biết không đầy lá mít, muốn hiểu phải tra tự điển muốn lòi con mắt.
Đúng vậy, đâu cần phải khoe khoang nhiều người ta mới biết giá trị thật của mình phải không? Nhưng khổ nổi con người ở đời cứ bị lầm lẫn về nguyên do sự việc nó xuất phát từ ý đồ nào.